2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý văn hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì
2.3.2. Những hạn chế
Trong những năm qua, những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa tại huyện Thanh Trì thể hiện ở những mặt sau:
- Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện Thanh Trì về vai trị văn hóa và quản lý văn hóa của huyện cịn chưa thống nhất và chưa quán triệt sâu sắc.
- Việc chấp hành pháp luật về văn hóa và các giá trị di sản văn hóa của một bộ phận nhân dân chưa nghiêm túc, vẫn còn xảy ra việc vi phạm các quy định về quản lý nhà nước về văn hóa gây mất trật tự an tồn xã hội; cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế.
- Một số hoạt động văn hóa chưa được đầu tư thỏa đáng kể cả phương tiện vật chất và con người, do đó chỉ mang tính chất phong trào, thiếu bền vững, chất lượng hoạt động đạt hiệu
quả chưa cao. Sự đầu tư của các cấp cho hoạt động VH&TT: Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động cịn hạn chế, lực lượng cán bộ làm cơng tác VH&TT cịn thiếu, cán bộ làm phong trào ở xã, thị trấn đa số là kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động cịn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu cho nên việc phát triển phong trào ở cơ sở cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được với xu thế phát triển chung của đất nước trong quá trình hội nhập.
- Chất lượng dịch vụ văn hóa chưa đồng đều; hoạt động quản lý Nhà nước hiệu quả chưa cao, chất lượng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân cịn hạn chế.
- Trong quá trình thực hiện đề án xây dựng NVH thơn cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập đó là: Trong quy hoạch chưa có quỹ đất dành cho NVH thôn; Quy mô xây dựng không đồng nhất do phụ thuộc vào việc huy động góp vốn của nhân dân.
- Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tuy đã được đẩy mạnh và nhân rộng song chất lượng phong trào chưa có chiều sâu. Trong q trình tổ chức thực hiện, sự phối kết hợp giữa các ban ngành cịn thiếu sự đồng bộ. Cơng tác chỉ đạo xây dựng và nhân điển hình tiên tiến chưa được quan tâm đúng mức. Việc khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” chưa kịp thời. Có một số nơi cịn biểu hiện hình thức, chạy theo số
lượng.
- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật bám sát các nghị quyết của Đảng; khả năng thuyết phục của thông tin chưa cao; nội dung, hình thức cịn nghèo nàn, đơn điệu, rập khn chưa có sức hấp dẫn quần chúng, để có thể làm thay đổi sâu sắc nhận thức, tập quán lối sống.
- Hoạt động các bưu điện văn hóa xã, khơng gian phịng đọc cịn hạn chế vì vậy chưa thu hút được nhiều độc giả. Trong khi chờ có những giải pháp hữu hiệu phục hồi hệ thống thư viện, tủ sách cơ sở đang có nguy cơ bị tiêu vong, trước những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp nâng cao dân trí và phục vụ các nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân.
- Việc bố trí, sắp xếp cán bộ chun mơn văn hóa cịn nhiều điều bất cập, đáng lưu ý nhất là sự thiếu hụt cán bộ chuyên trách ở cơ sở xã, thị trấn.
- Kinh tế của huyện cịn khó khăn nên chưa có sự bứt phá, trong đầu tư phát triển đồng thời chưa thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần trong xã hội đối với các hoạt động văn hóa.
Cơng tác đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cũng như xây dựng các mơ hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là mảng văn hóa truyền thống vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lý.
Khó khăn hiện nay là kinh phí đầu tư cho hoạt động văn hóa, sự nghiệp văn hóa cịn thấp, chưa đáp ứng và theo kịp sự phát triển của văn hố, do đó hạn chế khơng ít đến sự nghiệp tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cũng như thoả mãn nhu cầu văn hố tinh thần rất thích đáng của nhân dân.
- Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, công tác sơ, tổng kết và rút kinh nghiệm chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong triển khai nhiệm vụ chưa chặt chẽ.