tại huyện Thanh Trì
Một là: Trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kiên quyết, nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo;
bám sát tình hình để tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề thực tiễn phát sinh; đảm bảo khai thác triệt để các nguồn lực cho phát triển văn hóa đồng thời giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, vững chắc.
Hai là: Chú trọng làm tốt công tác quản lý Nhà nước về văn hóa; Xây dựng, rèn luyện
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực, đủ bản lĩnh chính trị, tâm huyết, trách nhiệm với xã hội với nhân dân
Ba là: Đảm bảo sự phát triển văn hóa phải đi đơi với bảo vệ môi trường và bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân trên địa bàn huyện.
Bốn là: Khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế, huy động nội lực, thực hiện tốt xã hội
hóa, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài đẩy nhanh tốc độ phát triển văn hóa. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; lựa chọn đúng các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, những chỉ tiêu chất lượng và vấn đề mới phát sinh, để tăng cường chỉ đạo, cụ thể hóa thành các chương trình phát triển văn hóa sát với tình hình thực tiễn.
Có thể thấy, văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp nơng thơn và đơ thị hóa tại huyện Thanh Trì, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa gắn liền với những giá trị truyền thống đang gặp rất nhiều khó khăn. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào để hoạt động văn hóa phát triển bền vững.
Tiểu kết
Văn hoá là một lĩnh vực đa ngành, đa nghề nên việc quản lý văn hố cũng hết sức phức tạp và khó khăn. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì thơng qua các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá và các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực và quan trọng trong thành tựu chung của Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì. Tuy nhiên qua thực trạng quản lý các hoạt động văn hố nêu trên đang đặt ra cho cơng tác quản lý văn hố tại huyện Thanh Trì nhiều vấn đề cần giải quyết
như việc quán triệt các văn bản của cấp trên đơi khi cịn nặng nề hình thức, thiếu chương trình hành động cụ thể; vai trò tham mưu của đội ngũ cán bộ văn hố các cấp cịn hạn chế, thiếu chủ động; đạo đức, lối sống ở một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện xuống cấp, thiên về thực dụng, sống buông thả, lười học tập; việc thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hố triển khai cịn chậm; một số thiết chế văn hoá hiện chưa được quan tâm đứng mức… đang địi hỏi ngành văn hố phải giải quyết.
Đối mặt với những thách thức về cơng tác quản lý văn hố trên địa bàn huyện Thanh Trì, trong thời gian tới cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ