Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý văn hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.3.1. Những kết quả đạt được

Được Đảng bộ huyện lãnh đạo chặt chẽ thường xuyên, UBND huyện tập trung chỉ đạo bằng việc thông qua các chương trình quy hoạch về xây dựng phát triển ngành văn hóa và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Do vậy, tuy điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn gặp nhiều khó khăn, song bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, các ban ngành đồn thể, các hoạt động văn hóa tại huyện Thanh Trì từng bước được củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng, đáp ứng kịp thời

nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện nhà. Công tác quản lý quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá đã được kiện toàn một cách cơ bản tạo ra nhiều động lực mới cho sự phát triển văn hóa ở huyện Thanh Trì. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực văn hóa của huyện phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả nhiều dự án phát triển văn hóa của UBND huyện Thanh Trì qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ dân trí, mức sống và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.

UBND huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các đề án, dự án khả thi để phát triển ngành văn hóa, đồng thời nhanh chóng triển khai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện. Điều này đã góp phần có hiệu quả trong việc đẩy mạnh tốc độ phát triển các hoạt động văn hóa thơng tin của huyện Thanh Trì.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa, ngành văn hóa huyện Thanh Trì luôn chủ động tăng cường công tác chỉ đạo và đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên quan, để tạo sự liên kết chặt chẽ, cùng tham gia các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị, đáp ứng các nhu cầu đời sống nhân dân.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cơng tác văn hóa trên địa bàn huyện Thanh Trì đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Văn hóa truyền thống được coi trọng và khơi dậy, bản sắc văn hóa dân tộc được chú ý gìn giữ và phát huy. Mức hưởng thụ về văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật từng bước được nâng cao về chất lượng và hướng về phục vụ cơ sở nhiều hơn. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu được thường xun tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cơng tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm văn hóa bước đầu được chú ý. Cơ sở vật chất và trang bị phương tiện hoạt động văn hóa được tăng cường hơn. Nếp sống văn hóa đã và đang được chú ý chỉ đạo xây dựng, nhiều nhân tố mới, mơ hình mới có tác động tích cực trong đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân. Một số truyền thống văn hóa tốt đẹp được phát huy, làm lành mạnh đời sống tinh thần.

Cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực làm cho đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, giảm hộ nghèo, không cịn hộ đói, số hộ giàu tăng lên. Các cơ sở vật chất hạ tầng và các thiết chế sinh hoạt văn hóa được xây dựng khang trang, cảnh quan mơi trường sạch đẹp. Các chỉ tiêu xã hội như y tế, giáo dục được thực hiện tốt, giảm tệ nạn xã hội. Tình làng nghĩa xóm được củng cố, nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện, an ninh chính trị được đảm

bảo, tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, người dân có ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Các hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa có lợi thế phát triển được duy trì và phát triển. Cơng tác quản lý thị trường sản phẩm văn hóa được quan tâm. Công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch- văn hóa, các di tích lịch sử, văn hóa, các điểm du lịch sinh thái được chú trọng. Hàng năm, tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thu hút ngày càng nhiều khách thăm quan du lịch.

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở các đơn vị trực thuộc ngành văn hóa, các trưởng, phó phịng Văn hóa huyện, và các cán bộ phụ trách Văn hóa - Xã hội xã thị trấn luôn không ngừng học tập, lý luận chính trị, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, do đó việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa xuyên suốt và mang lại hiệu quả cao.

Sự đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho văn hóa từng bước được tăng cường. Trong đó đáng chú ý là sự đóng góp ngày càng tích cực của nhân dân, và các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa. Đây chính là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự thành cơng của các hoạt động văn hóa huyện Thanh Trì. Cơng tác thi đua, khen thưởng, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về văn hóa được các ngành các cấp, chính quyền trong huyện quan tâm chú trọng. Kịp thời khuyến khích và động viên sự sáng tạo duy trì ổn định và khơng ngừng phát triển đi lên của các hoạt động văn hóa, nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường văn hóa của các tổ chức và cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)