Tổng quan Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát nghệ thuật đương đại việt nam trong cơ chế tự chủ (Trang 27 - 32)

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam

Tiền thân của Nhà hát NTĐĐVN là Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương (1951-1979). Năm 1979 Bộ Văn hóa thành lập Nhà hát Ca múa nhạc, trong đó có hai đồn là Đồn Ca múa nhạc dân tộc và Đoàn Ca múa nhạc mới. Tháng 4 năm 1986 Bộ Văn hóa thành lập Đồn Ca múa nhạc mới. Tháng 8 cùng năm đó, Bộ Văn hóa đổi tên Đồn Ca múa nhạc mới thành Đoàn Ca múa nhạc nhẹ Trung ương. Từ năm 2001 đến năm 2006 Đoàn được đổi thành Nhà hát Nhạc nhẹ Trung ương. Từ 2006 đến 2008 đổi thành Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Trung ương và từ 2014 đến nay nhà hát mang tên Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, Nhà hát đã có lịch sử 30 năm xây dựng và phát triển (1986-2016) với những cột mốc quan trọng sau đây:

- Tháng 4 năm 1986: Bộ Văn hóa ra Quyết định thành lập Đoàn Ca múa nhạc dân tộc (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam ngày nay) và Đoàn Ca múa nhạc mới (Nhà hát NTĐĐVN ngày nay) trên cơ sở giải thể Nhà hát Ca múa nhạc.

- Tháng 8 năm 1986: Bộ Văn hóa ra quyết định đổi tên Đồn Ca múa nhạc mới thành Đoàn Ca múa nhạc nhẹ Trung ương. Mơ hình và tên gọi này của nhà hát tồn tại đến năm 2001.

-Từ năm 2001 đến năm 2006: Nhà hát mang tên Nhà hát Nhạc nhẹ Trung ương.

-Từ năm 2006 - 2008: Nhà hát đổi thành Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Trung ương. -Từ 2008: Bộ VHTTDL ra Quyết định thành lập Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam.

- Từ 2014 đến nay Nhà hát mang tên là Nhà hát NTĐĐVN

Trải qua ba mươi năm xây dựng và phát triển, hiện nay Nhà hát NTĐĐVN là một trong những đơn vị nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu trong cả nước. Từ chỗ chỉ có 15 cán bộ, nghệ sĩ vào năm 1986, đến nay Nhà hát có đội ngũ cán bộ, viên chức và nghệ sĩ lên tới hơn 150 người. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã trưởng thành, đi lên từ Nhà hát như NSND Trần Bình, NSND Quang Thọ, các NSUT Mạnh Hà, Quang Huy, Vũ Dậu, Thanh Lam, Lê Vy, Việt Hoàn, các ca sĩ nổi tiếng Ái Vân, Lệ Quyên, Hồng Nhung, Hồ Quỳnh Hương… Nhiều nghệ sĩ, chương trình, tiết mục của Nhà hát đã đạt các giải cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Nhà hát đã đạt các giải cao tại các cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc; các Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và các giải thưởng tại các liên hoan âm nhạc quốc tế. Nhà hát đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (hai lần), Huân chương Lao động hạng Nhì (hai lần), Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba. Đặc biệt, năm 2015 Nhà nước đã phong tặng Nhà hát NTĐĐVN danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

1.2.2. Cơ cấu tổ chức Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam trong cơ chế tự chủ

Nhà hát NTĐĐVN là đơn vị đầu tiên của Bộ VHTTDL thực hiện thí điểm theo cơ chế tự chủ trong giai đoạn 2008-2011 và bắt đầu từ năm 2012 Nhà hát thực hiện cơ chế tự chủ hồn tồn kinh phí chi thường xun. Ngày 04 tháng 3 năm 2014 BộVHTTDL đã ban hành Quyết định số 510/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Nhà hát NTĐĐVN. Theo đó, “Nhà hát NTĐĐVN là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu, trực thuộc Bộ VHTTDL, có chức năng biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc, tạp kỹ đương đại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”. Quyết định nêu trên cũng xác định cơ cấu tổ chức của Nhà hát, gồm:

- Các phịng chức năng và đồn biểu diễn, bao gồm: 1. Phịng Hành chính, Tổng hợp

2. Phòng Tổ chức sự kiện 3. Phòng Nghệ thuật

4. Ban Quản lý Khơng gian văn hóa Việt 5. Đoàn Ca

6. Đoàn Múa 7. Đoàn Nhạc

1.2.3. Chức năng nhiệm vụ Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam trong cơ chế tự chủ

1.2.3.1. Vị trí và chức năng

Nhà hát NTĐĐVN là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu thuộc Bộ VHTTDL, có chức năng biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc, đương đại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

1.2.3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng các chương trình, tiết mục ca, múa, nhạc đương đại mang bản sắc văn hóa dân tộc theo định hướng nghệ thuật của Bộ VHTTDL; tổ chức biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ cho người xem, đặc biệt là lớp khán giả trẻ.

- Tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; giao lưu, hợp tác với các đoàn nghệ thuật, các tổ chức biểu diễn ở nước ngoài theo chỉ đạo của Bộ VHTTDL.

- Nghiên cứu, sưu tầm, sáng tạo, thể nghiệm và phát triển nghệ thuật ca, múa, nhạc đương đại Việt Nam, trên nền tảng bản sắc văn hóa dân tộc; tổng kết kinh nghiệm, nâng cao chất lượng nghệ thuật trong sáng tác và biểu diễn, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật ca múa nhạc đương đại của các dân tộc trên thế giới để phát triển nghệ thuật ca múa nhạc đương đại Việt Nam.

- Tổ chức các dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà hát theo quy định của pháp luật.

Công cuộc đổi mới toàn diện được Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã tạo nên những sự biến đổi to lớn và sâu sắc diện mạo đất nước. Chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa là bước đi đầu tiên nhằm dần dần xóa bỏ cơ chế bao cấp trong văn hóa, tạo điều kiện cho mọi thành phần xã hội, mọi tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, xây dựng, bảo tồn, phát huy, phát triển và thụ hưởng văn hóa. Tiếp theo đó, Nhà nước đã chủ trương tiến hành đổi mới sâu rộng hơn về cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp đối với đơn vị sự nghiệp. Chủ trương trên đã được cụ thể hóa thơng qua các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015. Các Nghị định trên của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật được chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, các đơn vị đã thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo và cán bộ, nghệ sỹ, nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; từng bước giảm dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động của đơn vị.

Là một trong những nhà hát hàng đầu trong các đơn vị biểu diễn nghệ thuật biểu diễn trên cả nước, Nhà hát NTĐĐVN đã có lịch sử 30 năm xây dựng và trưởng thành. Các chương trình, tiết mục của Nhà hát trong ba mươi năm qua được đánh giá cao không chỉ về chất lượng nghệ thuật mà cả ý nghĩa Văn hóa- Xã hội. Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng dòng nhạc nhẹ và các nghệ sỹ múa đã trưởng thành đi lên từ Nhà hát. Nhà hát được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động và danh hiệu Anh hùng Lao động. Từ năm 2009 đến 2011 Bộ VHTTDL đã giao Nhà hát thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ và năm 2012 Nhà hát bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ trong chi thường xuyên. Từ năm 2015 bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ hoàn tồn. Trong q trình thực hiện cơ chế tự chủ trong mấy năm qua, Nhà hát NTĐĐVN đã thu được những thành quả ban đầu, rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thực hiện cơ chế mới, một số khó khăn và bất cập vẫn tồn tại. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá, nhìn nhận những thành tựu, mặt được của Nhà hát NTĐĐVN trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ cũng như những khó khăn, bất cập và vướng mắc hiện nay để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm giúp Nhà hát có

thể thực hiện cơ chế mới hiệu quả hơn, đồng thời là kinh nghiệm tốt cho các nhà hát khác thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ HÁT

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CƠ CHẾ TỰ CHỦ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát nghệ thuật đương đại việt nam trong cơ chế tự chủ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)