3.1. Phương hướng phát triển Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam trong cơ chế tự chủ chế tự chủ
3.1.1. Phương hướng chung
Qua ba mươi năm xây dựng và phát triển, Nhà hát NTĐĐVN đã trở thành một trong những Nhà hát có thương hiệu và uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Trong tầm nhìn lâu dài, Nhà hát sẽ phấn đấu giữ vững thương hiệu, uy tín hàng đầu mang tầm quốc gia và vươn lên tầm khu vực và quốc tế với những định hướng phát triển lớn sau đây:
Thứ nhất, xây dựng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà
hát xứng tầm với vị thế của một Nhà hát Quốc gia. Tiến hành liên doanh, liên kết, kêu gọi đầu tư để xây dựng và phát triển cơ sở 58 Kim Mã - Hà Nội thành một tổ hợp biểu diễn nghệ thuật đa chức năng các trang bị âm thanh, ánh sáng, trang bị sân khấu tiên tiến và hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở 16 Lê Thái Tổ, Hà Nội của Nhà hát, xây dựng cơ sở này như một điểm sáng của văn hóa Việt Nam gắn liền với khơng gian văn hóa Hồ Gươm.
Thứ hai, xây dựng những chương trình, tiết mục nghệ thuật ca, múa, nhạc đỉnh cao vừa
mang tính thời đại vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt và thu hút khán giả cả trong nước và quốc tế. Tính dân tộc và tính hiện đại phải trở thành giá trị cốt lõi và mục tiêu cơ bản của Nhà hát NTĐĐVN, đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá và marketing nghệ thuật nhằm xây dựng thương hiệu, vị thế, danh tiếng và bản sắc riêng của Nhà hát cả ở trong nước và trên thế giới.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ nghệ sĩ và cán bộ Nhà hát có tài, có tâm, năng động và đồn
kết gắn bó với Nhà hát. Cán bộ, nghệ sĩ của Nhà hát có mức thu nhập ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và có tích lũy.
Thứ nhất: Xây dựng các chương trình, kế hoạch trình Bộ VHTTDL về các phương án đầu tư phát triển cơ sở 58 Kim Mã - Hà Nội của Nhà hát và các phương án tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở 16 Lê Thái Tổ - Hà Nội trong đó ưu tiên các phương án liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng đến
kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ nghệ sĩ tinh hoa; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên môn và các chuyên gia tổ chức sự kiện; thành lập bộ phận chun mơn hóa về truyền thơng quảng bá và marketing nghệ thuật.
Thứ ba: Thực hiện ngay công tác chuyển đổi mơ hình quản lý để phù hợp với cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm nêu trong Nghị định 16/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghi định trên. Thực tế, hoạt động của Nhà hát hiện nay giống như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ văn hóa cơng. Do vậy, cần chuyển đổi mơ hình quản lý của Nhà hát để đảm bảo cho Nhà hát có thể tự chủ khơng chỉ về tài chính mà tự chủ trong đầu tư phát triển Nhà hát, trong tổ chức, nhân sự và các vấn đề khác đã nêu trong Nghị định 16 của Chính phủ.
Thứ tư : Nhà hát xây dựng Kế hoạch hoạt động của Nhà hát hàng năm và trung hạn 3 năm, trong đó xác định các chương trình, các hoạt động, các sự kiện và phân cơng các nhóm cơng tác phụ trách nghiên cứu, triển khai.