3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Nhà hát Nghệ thuật Đương đạ
3.2.4. Giải pháp về phát triển khán giả và marketing nghệ thuật
Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, thông qua các dự án hợp tác nghệ thuật với một số tổ chức quốc tế như: Hội đồng Anh, Bộ Văn hóa Pháp và Quỹ Forrd… các kiến thức và kỹ năng về phát triển khán giả và marketing nghệ thuật hiện đại của thế giới mới được nghiên cứu và thực hành áp dụng rộng rãi trong các đơn vị nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam. Dự án đã chứng tỏ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh và tác động tới hiệu quả hoạt động, kinh doanh của đơn vị nghệ thuật biểu diễn.
Nhà hát NTĐĐVN là đơn vị rất quan tâm đến phát triển khán giả, quảng bá, maketing nghệ thuật nhằm xây dựng thị trường biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác phát triển khán giả của Nhà hát chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút ngày càng nhiều khán giả đến với Nhà hát. Điều quan trọng nhất hiện nay đối với công tác phát triển khán giả là Lãnh đạo Nhà hát cần thành lập ngay bộ phận phát triển khán giả, quảng bá và truyền thông maketing với vài ba chuyên gia giỏi và chuyên sâu về maketing nghệ thuật. Việc đầu tiên của Nhóm chuyên gia này là tiến hành các nghiên cứu khoa học và thực tế về khán giả và thị trường của Nhà hát làm cơ sở để xây dựng các chiến lược và chương trình, kế hoạch công tác phát triển khán giả và maketing nghệ thuật. Trong các nghiên cứu này các chuyên gia phải đi sâu nghiên cứu các vấn đề như.
- Nghiên cứu SWOT (Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác phát triển khán giả và maketing nghệ thuật).
- Phân tích về khán giả của Nhà hát, để có những kết quả phân tích định tính và định lượng chính xác về khán giả cần có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận bán vé và những bộ phận, cán bộ, nhân viên có quan hệ với khán giả. Việc xin thông tin cơ bản về khán giả (tên tuổi, số điện thoại và lưu trữ vào máy tính là việc khơng mấy khó khăn). Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ tiếp tục công việc kết nối với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với từng nhóm khán giả và phát triển họ thành những khán giả tiềm năng và trung thành với Nhà hát trong những chương trình tiếp theo.
- Đối tượng khán giả của Nhà hát không chỉ là các cá nhân khán giả mua vé vào xem chương trình của Nhà hát mà còn là các cơ quan, tổ chức tiềm năng trên phạm vi cả nước. Phát triển khán giả ở đối tượng này cũng rất quan trọng, đặc biệt khi họ trở thành những đối tác ký những hợp đồng biểu diễn nghệ thuật lớn với Nhà hát hay hợp đồng biểu diễn cho nhân viên của họ.
- Bộ phận phát triển khán giả cần phải tinh thông nghiệp vụ quảng cáo và truyền thông maketing nghệ thuật bởi lẽ đây là những công cụ rất hữu hiệu để phát triển khán giả của Nhà hát.
- Phát triển khán giả mới, khán giả tiềm năng là một yêu cầu quan trọng của công tác phát triển khán giả. Bộ phận phát triển khán giả cần xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm phát triển các đối tượng khán giả này.
- Sau khi đã xây dựng được báo cáo phân tích khán giả với các nội dung đã nêu ở trên, Bộ phận phụ trách phát triển khán giả sẽ xây dựng dự thảo các Chương trình, Kế hoạch phát triển khán giả và marketing của Nhà hát trình Giám đốc Nhà hát xem xét, quyết định và triển khai.