Giải pháp về hợp tác, liên kết

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát nghệ thuật đương đại việt nam trong cơ chế tự chủ (Trang 72 - 73)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Nhà hát Nghệ thuật Đương đạ

3.2.5. Giải pháp về hợp tác, liên kết

Nhà hát NTĐĐVN là một trong 12 Nhà hát Quốc gia thuộc Bộ VHTTDL. Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có các Nhà hát, đồn nghệ thuật trực thuộc. Ngồi ra, trên cả nước cịn có hàng nghìn đơn vị, tổ chức nghệ thuật ngồi cơng lập và các nghệ sĩ hoạt động tự do. Mỗi nhà hát, đơn vị biểu diễn nghệ thuật đều có đặc thù

riêng, phong cách riêng. Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các tổ chức nghệ thuật đối với những chương trình nghệ thuật biểu diễn có quy mơ lớn, nhất là trong bối cảnh cơ chế tự chủ hiện nay, Nhà nước tăng cường hình thức đấu thầu tổ chức các sự kiện, thì khuynh hướng hợp tác giữa các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và nghệ sĩ vẫn là chủ đạo.

Khi được giao chủ trì các chương trình nghệ thuật lớn, có u cầu cao về chất lượng nghệ thuật, Nhà hát hợp tác với các đơn vị nghệ thuật khác để mời các nghệ sĩ nổi tiếng hay thuê thêm trang thiết bị của các đơn vị khác để phục vụ chương trình. Ví dụ có những chương trình Nhà hát huy động hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, học sinh các trường nghệ thuật của các đơn vị khác tham gia. Hoặc trong các chương trình nghệ thuật đối ngoại, dù được giao chủ trì xây dựng, tổ chức chương trình, nhưng Nhà hát vẫn phải mời các nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc tài năng từ các đơn vị khác tham gia chương trình.

Đối với những chương trình nghệ thuật doanh thu, nhất là những chương trình nổi tiếng của Nhà hát, việc mời các ca sĩ ăn khách tham gia chương trình là điều bắt buộc, Nhà hát đã nhiều lần mời cộng tác với những nghệ sĩ từng xuất thân từ Nhà hát đi lên và nhiều ca sĩ thị trường nổi tiếng khác.

Đặc biệt “Khơng gian văn hóa Việt” tại 16 Lê Thái Tổ - Hà Nội là nơi kết nối, sự kết hợp tốt giữa Nhà hát và các nghệ sĩ múa rối nước. Hàng ngày, Nhà hát có ba buổi biểu diễn rối nước tại đây phục vụ khán giả, chủ yếu là khách du lịch. Nhà hát nên tính đến việc đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật tại khu này để thu hút thêm khán giả.

Mỗi Nhà hát, đơn vị biểu diễn nghệ thuật đều có thế mạnh riêng. Việc giao lưu, trao đổi và hợp tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật của Nhà hát, góp phần thu hút thêm khán giả đến với Nhà hát và nghệ sĩ của các đơn vị cũng được tăng thêm kinh nghiệm và thu nhập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà hát nghệ thuật đương đại việt nam trong cơ chế tự chủ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)