Pin Li-Ion của Tesla

Một phần của tài liệu Máy hàn cell pin tự động (Trang 26 - 30)

5

1.1.3 Pin Lithium Polymer ( Li-Po ).

Pin LI- PO có tên đầy đủ là Lithium-Ion Polymer người ta rút gọn thành Lithium- Polymer để tránh nhầm lẫn với Li-Ion. Pin Li- Po không sử dụng chất điện phân dạng lỏng mà thay vào đó nó sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được kẹp (thực sự là ghép lá) giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi ion – do đó có tên là lithium polymer.

Li-Po hay Lithium Polymer thực chất có nguyên lý hoạt động tương tự như pin Li-Ion là trao đổi ion Li giữa 2 điện cực nhưng dùng chất điện ly dạng polymer khơ với mục đích chính là hạn chế bắt cháy để tăng tính an tồn cho sản phẩm.

Ngoài ra, với cấu tạo như các lớp phim mỏng ghép với nhau, pin Li-Po dễ thay đổi hình dạng, kiểu dáng để phù hợp hơn với thiết bị, chưa kể không cần lớp vỏ cứng bên ngồi nên pin này thường có trọng lượng nhẹ hơn hẳn [3].

6

Tuy nhiên, so với pin Li-Ion, thì Li-Po lại có chi phí sản xuất cao hơn hẳn và loại pin này vẫn gặp các vấn đề liên quan đến tuổi thọ sử dụng như sạc điện áp, cường độ điện hay nhiệt độ chỉ sử dụng tốt trong một khoảng nhất định. Đấy là lý do bạn thấy sạc điện thoại hiện nay chỉ có điện áp khoảng 5 – 12 V, công suất đến 18 W

Hiện nay pin Li-Po đang dần được đầu tư nghiên cứu hơn để thay thế Li-Ion, bắt đầu xuất hiện nhiều trên các smartphone, tablet cao cấp, các loại pin sạc dự phòng, cũng như các ngành khác như vận tải, hàng không, y tế,... .

Lithium-Polymer rất lâu bị "chai" pin và người dùng có thể sạc bất kỳ khi nào mà không sợ chai pin dù cho dung lượng pin đang còn lại bao nhiêu %. Tuổi thọ của pin Li- Po có thể lên đến 1000 lần sạc mà vẫn giữ mức dung lượng pin khá cao [3].

7

1.1.4 Bộ Cell Pin.

Bộ Cell pin thực chất là tổ hợp pin Li-ion hay Li-Po với mỗi cell tương ứng

với 1 viên pin Li-ion/Li-Po. Các cell sau đó sẽ được mắc nối tiếp, song song với nhau

để tạo thành các mô đun pin và khối pin có điện áp và dung lượng theo thiết kế của nhà sản xuất [3].

Hình 1.6: Cell Pin của Laptop ( Li-Ion ) [3].

8

1.2 Ứng dụng của pin Li-Ion, Li-Po trong đời sống hiện nay.

Pin Lithium-ion ra đời đã cách mạng hóa cuộc sống của con người kể từ khi chúng tham gia thị trường lần đầu tiên vào năm 1991. Thế hệ pin này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của một xã hội hướng tới khơng có nhiên liệu hóa thạch và thế giới cơng nghệ không dây với vô vàn những lợi ích.

Chúng đã trở thành một phần quan trọng trong vơ số thiết bị điện tử từ bình dân đến xa xỉ; từ chiếc điện thoại thông minh, đồ gia dụng, thiết bị đeo tay đến chiếc xe hơi, máy bay hay các thiết bị tinh vi của tàu vũ trụ, trạm không gian. Trong thế giới kết nối internet vạn vật ( IoT ), hầu như tất cả đều đang được vận hành bởi pin Lithium-ion [4].

Một phần của tài liệu Máy hàn cell pin tự động (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)