Ứng xử của sinh viên trong học tập

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 35 - 40)

2.1. Nhận diện văn hoá ứng xử của sinh viên trường Cao đẳng du lịch

2.1.1. Ứng xử của sinh viên trong học tập

2.1.1.1.Thái độ của sinh viên khi nghe cán bộ lớp triển khai cơng việc

Tìm hiểu về cách giao tiếp ứng xử của sinh viên trường Cao đẳng du lịch trong trong các cuộc hội họp giúp đánh giá được năng lực ứng xử của sinh viên. Trong bảng tổng hợp dưới đây có tới hơn 60% sinh viên biết kiểm sốt hành vi của mình trong cuộc họp lớp. Nghĩa là khi cán bộ lớp triển khai cơng việc thì ngồi trật tự lắng nghe, khi có ý kiến thì giơ tay lần lượt phát biểu .Đó là những nguyên tắc tối thiểu thể hiện sự tôn trọng bạn bè và những người xung quanh đồng thời cũng thể hiện khả năng làm chủ bản thân trước những tình huống trong cuộc sống. Tuy vậy vẫn cịn có tới 20,2 % sinh viên khi được hỏi cho biết họ thường có thái độ rất tự do trong các cuộc họp lớp. Hơn nữa có khoảng 17% các bạn khơng trả lời đồng nghĩa với việc hoạt động chung, tập thể không là mối quan tâm của những sinh viên này.

Bảng 2.1: Thái độ của sinh viên khi nghe cán bộ lớp triển khai công việc

Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngồi trật tự lắng nghe, giơ tay, lần lượt

từng người phát biểu ý kiến 135 61.9

Mỗi người một ý, nói mà khơng giơ tay 44 20.2

Biểu đồ 2.1: Thái độ của sinh viên khi nghe cán bộ lớp triển khai công việc

2.1.1.2. Ý thức thực hiện việc đến lớp học đúng giờ

Một vấn đề thể hiện thái độ ứng xử đúng mực với những người xung quanh đó là việc “ đúng giờ” của sinh viên. Dường như việc đến muộn là thói quen của nhiều bạn trẻ . Nhà trường quy định chung đối với tất cả các sinh viên là đúng 7h vào giờ học, vậy mà đến 6h59 phút trong lớp mới chỉ có khoảng 1/3 người. Phải đến 15 hay 20 phút thậm chí cả tiết sau các bạn khác mới lục đục kéo nhau vào lớp khi thầy cô đang giảng bài.

Đi học đã vậy, còn đi chơi, khơng ai quản thúc, tình trạng “cao su” thời gian của các bạn trẻ còn khủng khiếp hơn. Hàng tháng, tại trường đều diễn ra một vài sự kiện lớn nhỏ, nhưng hầu như chưa có chương trình nào diễn đúng vào giờ ghi trên giấy mời mà thường phải dời lại sau đó cả tiếng. Lý do làm việc “khơng chun nghiệp” này được giải thích là :“Ban tổ chức cũng muốn diễn đúng giờ lắm, nhưng khổ nỗi, diễn lúc ấy thì làm gì có ai xem, các bạn thường đi muộn hơn giờ hẹn cả tiếng nên ban tổ chức cũng đành... muộn theo”. Chậm trễ có thể khiến chúng ta mất đi rất nhiều những cơ hội quý giá, nhất là đối với những bạn trẻ. Biết đâu, chỉ với một vài phút kia, bạn sẽ bị tụt

61,9% 20,2%

17,9% Ngồi trật tự lắng nghe, giơ tay, lần lượt từng người phát biểu ý kiến

Mỗi người một ý, nói mà không giơ tay

lại một đoạn dài phía sau?!. Hơn nữa, khái niệm thời gian còn gắn liền với chữ “tín”, và việc “cao su” giờ giấc sẽ có thể khiến cho chúng ta đánh mất dần lòng tin của người khác.

Đối với sinh viên trường Cao đẳng du lịch được chúng tôi khảo sát thì có khoảng hơn 50% các bạn tơn trong quy tắc “đúng giờ”. Còn lại hơn 20% các bạn đến muộn chút ít, cịn lại các bạn đến quá muộn hoặc không đến.

Như vậy, việc thay đổi để có “thói quen đúng giờ” ở các bạn trẻ phải bắt đầu từ suy nghĩ, nhận thức về tác phong, diện mạo sinh viên cùng với những biện pháp cứng rắn từ phía nhà trường.

Bảng 2.2: Ý thức thực hiện việc đến lớp học đúng giờ Ý thức của sinh viên Số lượng Tỷ lệ (%)

Đến trước 7 giờ 45 20.6

Đến đúng 7 giờ 67 30.7

Đến lúc 7 h 10 p 64 29.4

Đến lúc 7h 30 28 12.8

Không đến 14 6.5

Biểu đồ 2.2: Ý thức thực hiện việc đến lớp học đúng giờ

Đến trước 7 giờ Đến đúng 7 giờ Đến lúc 7 h 10 Đến lúc 7h 30 Không đến 0 10 20 30 40 20,6% 30,7% 29,4% 12,8% 6,5%

2.1.1.3. Thái độ của sinh viên khi nghe sinh viên khác thuyết trình tốt

Biểu đồ 2.3: Thái độ của sinh viên khi nghe sinh viên khác thuyết trình tốt

Bảng 2.3: Thái độ của sinh viên khi nghe sinh viên khác thuyết trình tốt

Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Vỗ tay với cả lớp để tỏ ý khen ngợi 120 55.0 Khen trực tiếp” A có khả năng thuyết trình” 46 21.1

Im lặng 32 14.7

Hành động khác 20 9.2

Lời khen là món q vơ giá mà người khen trao cho người được khen. Một lời khen ngợi được phát ra khơng chỉ làm đẹp và hài lịng người được đón nhận nó, mà người trao lời khen cịn nhận được một tình cảm thân thiện, hàm ơn và nể trọng từ chính người được nhận lời khen và những người xung quanh.

Tổng thống Abraham Lincoln đã từng nói: “Ai cũng muốn được khen ngợi”. Dù bạn vĩ đại, thành cơng, giàu có đến đâu hay ngược lại bạn cũng vẫn

0 10 20 30 40 50 60 Vỗ tay với cả lớp để tỏ ý khen ngợi Khen trực tiếp "A có khả năng thuyết trình" Im lặng Hành động khác 55% 21,1% 14,7% 9,2%

cần có sự cổ vũ. Lời khen nâng đỡ người khác, làm cho con người hưng phấn và tiếp thêm năng lượng cho họ. Với câu hỏi: Giả sử trong lớp bạn có A thuyết trình tốt, bạn sẽ khen theo cách nào?, kết quả khảo sát của tác giả thu thập được qua các câu trả lời Vỗ tay với cả lớp để tỏ ý khen ngợi – Khen trực tiếp “A có khả

năng thuyết trình tốt ghê!” – Im lặng – Hành động khác lần lượt theo tỉ lệ 55% -

21,1% - 14.7% - 9.2%. Điều đó cho thấy, dù bằng hành động (vỗ tay trước đám đơng), hay bằng lời nói (A có khả năng thuyết trình tốt ghê), phần lớn HSSV đã khơng ngần ngại công nhận sự thành công, năng lực của bạn mình bằng cách khen ngợi. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng trong cách giao tiếp khi làm việc nhóm, làm việc tập thể của phần lớn HSSV trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Cách khen ngợi thứ 1 và thứ 2 làm cho bạn mình (cụ thể là thuyết trình viên) nhận thức được giá trị của chính họ, giúp họ tăng được tính tự tin của cá nhân. Từ đó, giúp họ có thể tự tin để bước vào những cơng việc khó khăn, vất vả hơn; và qua đó, điều quan trọng và cần thiết mà các chủ thể khi tham gia giao tiếp nhận được sau khi đưa ra lời khen chân tình cho người khác là tạo ra được thiện cảm và chinh phục được tình cảm của đối phương.

Khen ngợi bạn bè khơng những là bí quyết thành cơng làm tăng thêm tình bạn, khơi dậy sức mạnh tình bạn mà cịn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Lời khen có ảnh hưởng tích cực đối với chính mình và bạn bè. Khi được khen, đối phương cảm thấy vui vẻ cịn chúng ta thì thoải mái. Đáng tiếc, hiện nay nhiều HSSV không chú ý nhiều đến điều đó, mặc dù các em đã được học một số kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng khen ngợi người khác, các em đã không nhận ra rằng những câu khen ngợi của mình có thể đem lại niềm tin và tình cảm chân thành của đối phương. Điều này được thể hiện ở kết quả thu thập mà chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi Bạn có ngại khen trực tiếp bạn bè mình khơng?. Trả lời cho câu hỏi trên, chỉ có 34,86% số bạn được hỏi trả lời khơng ngại, trong khi đó, 65,14%

HSSV cịn lại đã bỏ qua kỹ năng vơ cùng quan trọng này trong giao tiếp. Cụ thể, có tới 9,64% các em phân vân khơng biết có nên khen bạn mình một cách trực tiếp hay khơng và 55,50% thực sự ngại làm điều này.

Đại văn hào Shakespear đã từng nói: “Những lời khen ngợi chính là đồng lương của chúng ta”, và Mark đã từng nói: “Mỗi lời khen có thể sống thêm hai tháng”. Với ý nghĩa to lớn như thế này, chúng ta nên “hào phóng” lời khen cho mọi người xung quanh. Tất nhiên, lời khen, sự khen ngợi mà chúng tơi muốn nói ở đây là những câu khen ngợi chân thành, thật lịng, chứ khơng phải là những lời nói giả tạo, những lời nói nịnh bợ, a dua...

Biểu đồ 2.4: Sinh viên ngại nói lời khen ngợi bạn bè

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)