đẳng du lịch Hà nội
2.2.1. Điểm tích cực
Văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên đang là một vấn đề đang được bàn nhiều trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn và cả trong các cơng trình nghiên cứu khoa học. Qua việc phân tích các nghĩa của văn hố ứng xử được đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu: Văn hố ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hố. Nó bao gồm: hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Thông qua việc khảo sát, đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên trường Cao đẳng du lịch Hà nội bằng những câu hỏi mang tính thực tế với số lượng sinh viên được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy: Đa số sinh viên đã thể hiện nét đẹp của văn hóa ứng xử. Đó là việc thể hiện thái độ hành vi theo những chuẩn mực, khuôn mẫu chung được mọi người chấp nhận. Các em đã có ý thức xây dựng một mơi trường giáo dục lành mành, văn minh.
Cụ thể là xây dựng trường Cao đẳng du lịch Hà nội với cảnh quan sạch đẹp, con người mới văn minh lịch sự, giao tiếp ứng xử có văn hóa. Chúng ta
thấy trong cách thể hiện thái độ đối với việc bảo vệ môi trường nhiều sinh viên đã thể hiện thái độ, quan điểm rất rõ ràng, tích cực.
Ở nội dung quan trọng nhất trong văn hoá ứng xử của học sinh, sinh viên là vấn đề ứng xử với thầy cô giáo, đặc biệt là đối với các giảng viên đứng lớp, tuy chưa được xem xét một cách đầy đủ nhưng cũng nhận thấy các em đã ứng xử với thầy cơ giáo một cách có văn hố, phù hợp với chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” .
Trong mối quan hệ với bạn bè và gia đình HSSV trường Cao đẳng du lịch Hà nội cũng thể hiện những nét bản sắc riêng. Sự hịa đồng, thân thiện, tơn trọng mọi người là những yếu tố được các em thể hiện rất tốt. Các em đã biết vận dụng rất tốt những bài học về kỹ năng giao tiếp ứng xử vào thực tế. Cũng có thể do đây là yêu cầu của mơn học bắt buộc đối với sinh viên, vì thế theo như kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ cao sinh viên đạt ngưỡng ứng xử có văn hóa.
Ứng xử với bản thân cũng là một nội dung xem xét đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên. Nói chung sinh viên trường Cao đẳng du lịch Hà nội có sự tự tin, tinh thần tự phê bình, thái độ cầu tiến. Các em rất tích cực tham gia vào các hoạt đông tập thể với tinh thần tích cực nhằm hồn thiện dần nhân cách của mình.
Từ những điểm mạnh trong giao tiếp ứng xử của sinh viên trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, theo như khảo sát của tác giả, đã đem lại cho sinh viên những giá trị đích thực. Sinh viên trường Cao đẳng du lịch ngày càng hoàn thiện hơn cả về nghiệp vụ và kỹ năng sống. Điều này được thể hiện ở tỉ lệ sinh viên ra trường tìm kiếm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo tương đối cao. Hơn 80% sinh viên tìm kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường, đặc biệt ở một số chuyên ngành như: nhà hàng, khách sạn, chế biến
món ăn con số cịn cao hơn. Vì vậy, việc phát triển văn hóa ứng xử cho sinh viên song song với việc đào tạo nghiệp vụ du lịch là một trong những mục tiêu chiến lược của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội ở hiện tại và tương lai.
2.2.2. Điểm hạn chế
Hiện nay, số lượng sinh viên vào học Trường Cao đẳng du lịch Hà nội ngày càng tăng. Với lứa tuổi đôi mươi, phong cách sống trẻ trung, năng động, có hiểu biết, các em đã góp phần làm đẹp cho mơi trường giao tiếp văn hóa ứng xử trong nhà trường. Tuy vậy, trong sinh viên vẫn tồn tại những kiểu ứng xử không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì những truyền thống đó đang bị cơ chế thị trường làm mai một. Một số sinh viên gặp thầy cơ giáo đã giảng dạy mình cũng khơng chào hỏi. Khi khơng có mặt thầy cơ giáo thì dùng những từ thiếu tơn kính. Tuy nhiên, thực trạng này có ngun nhân từ cả phía sinh viên và thầy cơ giáo. Nhưng dù như thế nào thì sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong giao tiếp, ứng xử với thầy cơ giáo và mọi người.
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa học đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại một ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn khơng đáng có. Nhưng một số sinh viên thường có thái độ q khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình khơng hài lịng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “khơng bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thơ tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổi mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên
nói chuyện riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy cô giáo. Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờ học. Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong buổi họp, mít tinh người lên phát biểu ý kiến cứ phát biểu cịn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ tay tán thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ vũ. Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ cịn một nửa sinh viên trong hội trường…v..v…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những vấn đề ứng xử chưa có văn hóa của sinh viên. Cụ thể một số sinh viên chưa thực sự xác định được mục tiêu, động cơ học tập khi vào trường. Mặc dù phần lớn HSSV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập, tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ HSSV vẫn bị ảnh hưởng bởi những tác động của gia đình, bạn bè, khiến cho các em có tư tưởng chỉ cần học để có một tấm bằng dễ xin việc, dễ thăng tiến, học để kiếm tiền… chứ không học để trau dồi kiến thức cho bản thân. Chính vì thế thái độ học tập, rèn luyện lơ là, ln tự mãn với những gì mình đạt được mặc dù đó là kết quả học tập thấp, kết quả rèn luyện đạo đức chưa đạt. Sinh viên chưa nhận thức rõ yêu cầu đối với người lao động trong du lịch nên chưa thực sự cố gắng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử. Vì vậy dẫn tới vẫn còn tồn tại những sinh viên thiếu vắng kỹ năng giao tiếp ứng xử chuẩn mực.
Một nguyên nhân khác có thể thấy phần lớn HSSV trong Nhà trường xuất thân trong gia đình nơng thơn, cho nên các em gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Khi nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa được thoả mãn thì con người khó có thể nghĩ đến nhưng thứ cao hơn. Đối với sinh viên sống xa gia đình vấn đề kinh tế cũng là một vấn đề làm các em phải cân nhắc, tính tốn làm thế
nào để có đủ tiền trang trải cuộc sống cho bản thân. Chính vì thế, các em khơng thể tồn tâm vào việc học tập, rèn luyện mà phải nghĩ đến việc đi làm thêm (57,69% HSSV đi làm thêm ). Điểu này khiến sinh viên hạn chế thời gian tự nghiên cứu, học tập và tham gia vào các hoạt động tập thể để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
Bên cạnh đó các hoạt động của Đoàn thanh niên cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới sinh viên . Ở lứa tuổi các em việc tham gia vào các phong trào của Đồn thanh niên khơng những tạo động lực, hứng khởi trong học tập, mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng mềm, năng động, nhanh nhẹn, tự tin….giúp các em phát triển toàn diện, điều này rất cần đối với một nhân viên phục vụ du lịch. Nhưng hiện nay, các phong trào của đồn đang cịn bị bó hẹp ở một số đối tượng sinh viên nên có tới 44,04% số HSSV được hỏi không biết đến các phong trào của đoàn. Bên cạnh đó, các phong trào của đoàn chưa đủ sức hấp hẫn sinh viên tham gia (có 47,9% sinh viên không tham gia bên cạnh việc khơng biết cịn do phong trào không hấp dẫn).
Chương 3
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI