Ứng xử của sinh viên trong đời sống cá nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 64 - 75)

2.1. Nhận diện văn hoá ứng xử của sinh viên trường Cao đẳng du lịch

2.1.4. Ứng xử của sinh viên trong đời sống cá nhân

2.1.4.1. Mức độ thường xuyên nói lời cảm ơn người khác

Trong xã hội hiện đại, cảm ơn ý tốt và sự giúp đỡ của người khác là tiêu chí văn minh, là một quy tắc của xã hội. Trên thực tế, bất cứ mối quan hệ giao tiếp nào cũng đều được tiến hành trong khoảng cách tâm lý do hai bên tạo ra. Trong các trường hợp bình thường, cảm ơn có tác dụng rút ngắn khoảng cách giữa hai người. Nhưng nhiều khi, cảm ơn lại làm khoảng cách của hai người bị kéo rộng ra. Ví như, trong mối quan hệ giao tiếp đặc biệt như người thân, bạn thân, người yêu... chúng ta lại sử dụng những từ cảm ơn lịch sự, tiêu chuẩn chuyên áp dụng cho các trường hợp xã giao để bày tỏ thái độ lạnh nhạt của mình với đối phương, điều này làm khoảng cách giữa hai người bị kéo ra xa hơn... Và quả thật, trong giao tiếp, nói lời cảm ơn với người khác là cả một nghệ thuật nên các chủ thể tham gia giao tiếp cần sử dụng một cách khéo léo, linh hoạt.

52,8% 20,6% 20,2% 6,4% 0 10 20 30 40 50 60

Vào chỗ thảo luận bình thường

Chào mọi người và vào chỗ thảo luận bình thường

Nói lời xin lỗi và giải thích lý do

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: con người với con người quan hệ với nhau là một q trình tương hỗ. Hành động thiện chí của một bên tất sẽ khơi dậy “sự tạ ơn” của bên còn lại, nhưng bằng lời “cảm ơn”, “sự tạ ơn” này sẽ tăng thêm thiện cảm của đối phương và sẽ làm họ có những hành vi thiện chí mới. Như vậy sẽ làm cho quan hệ của hai người hòa hợp với nhau hơn.

Giới trẻ ngày nay nói chung và HSSV trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói riêng đa phần đều hiểu được, trong quan hệ giao tiếp, việc vận dụng lời cảm ơn một cách linh hoạt, tinh tế sẽ giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giao tiếp đặc biệt của mình. Câu hỏi chúng tơi đưa ra để tiến hành khảo sát HSSV Nhà trường tưởng chừng rất đơn giản Bạn có thường xuyên nói lời cảm ơn người khác hay khơng?, nhưng kết quả nhận được từ phía các em cũng giúp chúng tôi phần nào đánh giá được mức độ thân thiện, văn hóa ứng xử với những người xung quanh của HSSV.

Bảng 2.14: Mức độ biết nói lời cảm ơn của sinh viên

Mức độ tôn trọng Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 87 39.9

Thỉnh thoảng 107 49.1

Không bao giờ 24 11.0

Theo đó, chỉ có 11% HSSV khi được hỏi trả lời khơng bao giờ nói lời cảm ơn người khác, trong khi 89% HSSV được hỏi cịn lại đã khơng bỏ qua kỹ năng này. Cụ thể, 39,9% các em được hỏi thường xuyên nói lời cảm ơn

người khác, 49,1% các em thỉnh thoảng áp dụng kỹ năng này trong quá trình giao tiếp. Đối với chúng tơi, đây là một “kết quả biết nói”, giúp chúng tơi có nhiều cơ sở để hy vọng vào một đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch tương lai có được thái độ văn minh, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng nói riêng và với những người xung quanh nói chung.

Biểu đồ 2.14: Đánh giá về mức độ chửi thề của sinh viên hiện nay

Bảng 2.15: Mức độ nói tục của sinh viên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 44 20.2

Thỉnh thoảng 154 70.6

Không bao giờ 20 9.2

Bảng 2.16: Mức độ chửi thề của sinh viên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 22 10.1

Thỉnh thoảng 175 80.3

Không bao giờ 21 9.6

Tuy nhiên, khi khảo sát về mức độ nói tục, chửi thề của sinh viên vẫn có những con số không đẹp: 10.1% thường xuyên chửi thề, 20,2 % thường xuyên nói tục. Đó là những con số gây ra sự bức xúc cho những người làm

19.7% 20.2% 39.9% 20.2% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

giáo dục nói riêng và tất cả mọi người. Đi tìm lời giải thích ngun nhân sâu xa của những sinh viên nói trên , cho thấy một thực tế khó lý giải đó là : Sinh viên nói tục, chửi thề do quen mồm, do muốn thể hiện, chơi ngông chứ không hẳn là do mâu thuẫn ,bức xúc. Như vậy, phải nói đến vấn đề nhận thức của một bộ phận không nhỏ sinh viên, các bạn chưa thực sự hiểu về tác phong, diện mạo một người văn minh lịch sự cần có, và hơn nữa sinh viên_ đại diện cho tầng lớp trí thức đang rèn rũa để trở thành một công dân mẫu mực, một người làm du lịch tương lai càng cần phải đề cao, chú trọng về phong cách, diện mạo của mình.

2.1.4.2. Thái độ của sinh viên trong cuộc nói chuyện căng thẳng

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi người có thể có cách ứng phó khác nhau. Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó. Người có kĩ năng ứng phó với căng thẳng là người biết thể hiện sự bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết hiểu được nguyên nhân, hậu quả , cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

Một người biết kiểm sốt cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hịa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Chính vì lẽ đó, việc ứng xử tốt trong các tình huống căng thẳng cũng là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp . Tuy vậy, khi được hỏi : “ Bạn có thái độ như thế nào trong cuộc nói chuyện căng thẳng?” thì có tới 50,5% sinh viên trả lời có thái độ khó chịu trên nét mặt, 30,7 % cịn cao giọng nói lớn, và xung đột cãi vã 9,6 %. Chỉ có khoảng 10 % biết kiềm chế , bình tĩnh trình bày quan điểm của mình.

Như vậy, có thể thấy rằng đa số sinh viên chưa có kỹ năng ứng phó với tích cực với căng thẳng.

Bảng 2.17: Thái độ của sinh viên trong cuộc nói chuyện căng thẳng

Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Tỏ rõ thái độ khó chịu trên nét mặt 110 50.5

Cao giọng nói lớn hơn mọi người 67 30.7

Xung đột, cãi vã 21 9.6

Kiềm chế, bình tĩnh trình bày quan điểm 20 9.2

2.1.4.3.Ứng xử của sinh viên khi làm quen với người lần đầu tiên gặp gỡ

Trong cuộc sống hiện đại một trong những kỹ năng cần thiết với mỗi người là kỹ năng thể hiện sự tự tin. Nghĩa là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đốn trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.

Trong hoạt động giao tiếp sự tự tin tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp, giúp chủ thể giao tiếp chủ động, dễ dàng đạt được sự đồng thuận với đối tượng giao tiếp.

Biểu đồ 2.15: Trạng thái tâm lí của sinh viên khi nói trước đám đông

Bảng 2.18: Trạng thái tâm lí của sinh viên khi nói trước đám đơng Trạng thái tâm lí Số lượng Tỷ lệ (%)

Tự tin, nói chuẩn,mạch lạc 58 26.6

Bối rối, nói lắp 124 56.9

Y kiến khác 36 16.5

Biểu đồ 2.16: Trạng thái tâm lí của sinh viên khi mới làm quen

26,6%

56,9% 16,5%

Tự tin, nói chuẩn,mạch lạc Bối rối, nói lắp Y kiến khác 0 10 20 30 40 50 60 70 Khó bắt đầu câu chuyện Đợi người đó bắt đầu Mỉm cười, giới thiệu và bắt tay người đó 60,1% 31,7% 8,3%

Bảng 2.19: Trạng thái tâm lí của sinh viên khi mới làm quen Ứng xử của sinh viên Số lượng Tỷ lệ (%)

Khó bắt đầu câu chuyện 131 60.1

Đợi người đó bắt đầu 69 31.7

Mỉm cười, giới thiệu và bắt tay người đó 18 8.3

2.1.4.4. Ứng xử của sinh viên với nghề nghiệp

Sở thích và năng lực của một cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến động cơ của cá nhân đó trong cuộc sống. Bởi khi con người cảm thấy thích thú, đam mê với một lĩnh vực nào đó, đồng thời thấy mình có tố chất thì cá nhân đó sẽ dành rất nhiều sự quan tâm, tâm huyết và hứng thú để thực hiện.

Khi cịn nhỏ, ai cũng từng mơ ước sau này mình sẽ làm nghề này hay nghề kia. Điều đó cho thấy ai cũng có một sở thích nghề nghiệp nhất định. Sở thích là khả năng lựa chọn phổ biến của con người trước một đối tượng nào đó trong các lĩnh vực của cuộc sống, mà đối tượng đó có sức lơi cuốn sự tập trung chú ý, điều khiển sự suy nghĩ và thúc đẩy con người hành động. Không ngoại lệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân cũng là một việc làm cần thiết vì nó ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người. Việc lựa chọn nghề cần phải kết hợp giữa nhiều yếu tố từ năng lực, sở thích của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội. Việc lựa chọn nghề cần đảm bảo được hai hệ quả: một là tìm được việc làm sau khi ra trường; hai là cảm thấy hạnh phúc và ln nỗ lực phấn đấu vì đam mê cơng việc.

Kết quả khảo sát về việc chọn nghề học theo sở thích đối với HSSV trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho thấy: 50% HSSV có thích nghề đang theo học. Đây là kết quả đáng mừng, khi các em đã chọn cho mình một nghề học theo sở thích tức là các em đã hiểu rõ được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình làm việc sau này; nghề nghiệp yêu thích sẽ được làm trong

tương lai sẽ luôn lôi cuốn, thúc đẩy, tạo cho các em nguồn cảm hứng trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất. 20% khơng thích, 30% thì đang phân vân khơng rõ là mình có thích hay khơng thích nghề đã chọn, nhưng các em vẫn theo học. Với tỉ lệ này, chúng ta cũng có thể thấy được ½ số HSSV được hỏi với nhiều lý do khác nhau cũng đang tìm cho mình một cơ hội việc làm trong tương lai theo cách riêng của mỗi người.

Bảng 2.20: Mức độ yêu thích nghề mà sinh viên đã chọn

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Có 42 19.3

Không 44 20.2

Phân vân 132 60.6

Biểu đồ 2.17: Mức độ yêu thích nghề mà sinh viên đã chọn

2.1.4.5. Sinh viên tự đánh giá bản thân

Đánh giá về văn hóa ứng xử của sinh viên cũng được xem xét ở góc độ là cách sinh viên ứng xử với chính mình. Đó là thái độ thể hiện sự tự tin, tự trọng, tinh thần tự phê bình…Trong câu hỏi : Bạn nghĩ mình là người thế nào

? Có tới 45% số sinh viên được hỏi cho rằng mình là người vui vẻ, hịa đồng;

19,3% 20,2% 60,6% 0 10 20 30 40 50 60 70

30 % cho rằng mình là người lịch sự, dễ mến. Như vậy, số lượng lớn các em đã có những kĩ năng giao tiếp ứng xử cơ bản có thể giao tiếp tự tin, hòa nhập với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn cịn có 20% sinh viên được hỏi cho rằng mình là người khó ưa; 5% cho rằng mình là người nhút nhát. Nghĩa là, các bạn tự nhận thấy bản thân chưa thật sự có được những kĩ năng ứng xử tốt để hòa nhập với mọi người. Con số đó tuy nhỏ nhưng đã thể hiện tinh thần tự phê bình, nhìn nhận bản thân một cách tích cực. Đó cũng là một dấu hiệu tốt giúp sinh viên cải thiện dần năng lực giao tiếp ứng xử, để ngày một hoàn thiện cả về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm.

Bảng 2.21: Sinh viên tự đánh giá bản thân

Tự đánh giá Số lượng Tỷ lệ(%)

Vui vẻ, hịa đồng 98 45.0

Khó ưa 44 20.0

Lịch sự, dễ mến 65 30.0

Nhút nhát 11 5.0

Biểu đồ 2.18: Sinh viên tự đánh giá bản thân

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Vui vẻ, hòa đồng Khó ưa Lịch sự, dễ mến Nhút nhát 45% 20% 30% 5%

2.1.2.2. Ứng xử giữa sinh viên với gia đình

* Đánh giá mức độ bố mẹ tơn trọng quyết định của con mình

Gia đình là nền tảng quan trọng bậc nhất trong quá trình phát triển và trưởng thành của một cá nhân. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ và người thân trong gia đình ngày càng có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tôn trọng con cái cũng như tôn trọng các thành viên trong gia đình. Bởi chính cách giao tiếp, ứng xử tôn trọng của cha mẹ đối với con cái; giữa các thành viên với nhau có ảnh hưởng lớn đến cá tính, cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ, với người thân trong gia đình và với những người xung quanh.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử của sinh viên còn được đánh giá thơng qua cách ứng xử với gia đình. Câu hỏi”Ở nhà bạn, bố mẹ và người thân có ln tơn trọng quyết định của bạn hay không?” được đặt ra cho các em. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.22: Đánh giá mức độ bố mẹ tơn trọng quyết định của con mình Mức độ tôn trọng Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 88 40.4

Thỉnh thoảng 109 50.0

Không bao giờ 21 9.6

Theo đó, có tới 21 em (chiếm tỷ lệ 9,6%) khơng bao giờ nhận được sự tôn trọng của bố mẹ và người thân khi đưa ra quyết định của mình. Một nửa (50%) thỉnh thoảng được bố mẹ và người thân tôn trọng quyết định mà các

em đưa ra. Và 40,4% may mắn hơn các HSSV còn lại thường xuyên nhận

được sự tơn trọng từ phía gia đình. Sự khác biệt về mức độ tôn trọng nhận được của các em từ phía cha mẹ và người thân trong gia đình chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt về nhân cách, về thói quen ứng xử của các em với nhau, với mọi người xung quanh. Điều này tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú về hiện tượng đa nhân cách trong xã hội.

* Đánh giá mức độ bố mẹ có hài lịng về cách giao tiếp, ứng xử của con với mọi người

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những chuẩn mực riêng của mình trước những hành động hay ứng xử với mọi người xung quanh. Thường thì, con cái ảnh hưởng cách ứng xử của cha mẹ, là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Có lẽ vì thế, cách giao tiếp, ứng xử của con cái mình với mọi người xung quanh thường ít nhiều nhận được sự hài lòng của cha mẹ. Điều này có vai trị quan trọng đối với sự tự tin của con cái trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, khi được hỏi Theo đánh giá thì bố mẹ bạn có hài lịng về cách giao tiếp, ứng xử của

bạn với mọi người không, chúng tôi nhận được những câu trả lời tương đối

khác nhau với tỷ lệ lại khá tương đồng nhau, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.23: Mức độ hài lòng của cha mẹ về cách giao tiếp ứng xử của con mình đối với mọi người

Mức độ tôn trọng Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 65 29.8

Hài lòng 65 29.8

Khơng hài lịng 44 20.2

Khó đánh giá 44 20.2

Theo đó, cùng tỷ lệ 29,8% số HSSV được hỏi nhận được đánh giá Rất

hài lòng và Hài lịng từ phía bố mẹ các em. Ngồi ra, khơng q chênh lệch

về tỷ lệ, 20,2 % số HSSV được hỏi khơng nhận được sự hài lịng (Không hài

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp ứng xử của sinh viên trường cao đẳng du lịch hà nội (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)