3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên
3.1.2. Nhân tố chủ quan
3.1.2.1. Nhu cầu và lợi ích của sinh viên
Hệ thống nhu cầu và lợi ích của sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội là nhân tố chủ quan tác động đến sự biến đổi về văn hóa ứng xử của sinh viên. Sự định hướng nhu cầu và lợi ích của sinh viên đúng đắn, tích cực sẽ tác động đến sự biến đổi hành vi đạo đức, văn hóa ứng xử của sinh viên theo khuynh hướng tích cực và ngược lại.
3.1.2.2. Nhận thức của sinh viên
Nhận thức của sinh viên là nhân tố chủ quan giữa vai trò quan trọng trong sự biến đổi đạo đức, văn hóa ứng xử của sinh viên. Trên thực tế, sự nhận thức của mỗi sinh viên là khác nhau, sự nhận thức của bản thân cá nhân là không đồng nhất ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, nên trước những biến đổi của môi trường xã hội, sự biến đổi hành vi đạo đức, văn hóa ứng xử diễn ra theo hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực.
Trong quá trình sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu, và đánh giá kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy những biến đổi theo chiều hướng tích cực về văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay dựa trên ba nguyên nhân cơ bản, đó là:
- Ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Vai trị của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.
- Bản thân sinh viên nhận thức một các sâu sắc về vai trị của chính bản thân mình trong đời sống con người và có ý thức tự rèn luyện bản thân để trở thành những người có ích trong xã hội.
Những biến đổi theo chiều hướng tích cực về văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay là:
Trước hết, đa số sinh viên đều hiểu được họ là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong tương lai, là chủ nhân tương lai của đất nước. Đây
chính là động cơ học tập tích cực, nghiêm túc, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học. Với nhận thức đó, trong q trình học tập, sinh viên không ngừng trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để tương lai có nghề nghiệp vững vàng, năng động, sáng tạo. Song song với coi trọng học tập về chuyên môn, đa số sinh viên hiện nay đều quan tâm đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành những con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần xây dựng mục tiêu chung của đất nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đa số sinh viên sống có lý tưởng. Bởi khi có lý tưởng sống tốt đẹp, sinh viên mới thấy rõ được mục đích, ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, từ đó đem tài năng, trí tuệ, sức mạnh của mình để phục vụ cho bản thân, cho xã hội. Trên cơ sở đó, các sinh viên biết tự giác rèn luyện để hồn thiện bản thân thơng qua hoạt động thực tiễn, học tập, trong các mối quan hệ của mình, khơng tự lừa dối; để thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện cũng như cái chưa tốt, cái xấu, cái chưa thiện của mình để khắc phục.
Thứ hai, đa số sinh viên Việt Nam hiện nay yêu nước, quan tâm và tin tưởng vào tương lai của đất nước. Sinh viên Việt Nam hiện nay biết cách bộc
lộ, hiện thực hóa lịng u nước của mình thành hành động thiết thực, như yêu thương, tôn trọng con người, không ngừng phấn đấu trong học tập và nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sống, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, chấp hành pháp luật, xa lánh các tệ nạn xã hội, sống lành mạnh, văn minh, giữ gìn hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Sinh viên Việt Nam yêu nước là thể hiện sinh viên có thái độ chính trị rõ ràng. Từ đó giúp cho sinh viên có được các cử chỉ, lời nói, việc làm từ sự suy nghĩ chín chắn, thận trọng, biết làm chủ mình, ln bình tĩnh, sáng suốt, không hấp tấp, không vội vàng; biết dùng sự hiểu biết đúng đắn của mình giúp đỡ mọi người cùng hiểu...; luôn biết làm điều có lợi, tránh điều có hại cho mọi người xung quanh...
Bên cạnh đó, đa số sinh viên kế thừa và phát huy được những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đồn kết, nhân ái và có
tính cộng đồng.
Tiếp đến là đa số sinh viên hiện nay đang được hưởng một mơ hình nhân cách đạo đức mới: năng động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính. Quan niệm về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay ít bị ràng buộc bởi dư luận xã hội hơn so với các thế hệ trước. Đồng thời, quan niệm của sinh viên về tốt – xấu, cơng bằng – khơng cơng bằng... đang có sự dịch chuyển nhất định, những quy tắc, thói quen ứng xử vì thế cũng biến đổi theo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thời đại công nghiệp.
Cùng với những biến đổi theo chiều hướng tích cực về văn hóa ứng xử của sinh viên , chúng tơi cũng thấy được những ngun nhân chính dẫn đến những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực về văn hóa ứng xử của một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay là: một phần xuất phát từ việc giáo dục của gia đình; do cơng tác giáo dục đạo đức trong nhà trường trong thời gian qua chưa được chú trọng và quan tâm đúng mực; vai trò giáo dục, định hướng của các
tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên chưa được phát huy đúng mức;về phía sinh viên, do đặc điểm nhân cách chưa hoàn thiện, kinh nghiệm sống còn hạn chế, lại thiếu ý thức trong học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu.v..v..Điều đó dẫn đến những biến đổi tiêu cực về văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay bao gồm nhữn vấn đề sau:
Một bộ phận sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường
Sinh viên Việt Nam hiện nay có trình độ học vấn cao, có nhiều ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm những cơng việc mang lại lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, sinh viên ít được rèn luyện thử thách trong công việc, cuộc sống... nên các quan điểm, lập trường chính trị, các chuẩn mực đạo đức mới như thái độ, hành vi, cách xử sự, văn hóa ứng xử... chưa được củng cố, chưa được bền chặt, chưa được phát triển đầy đủ. Vì thế, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, mặt trái của sự biến đổi và phát triển nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, những nếp sống văn hóa mới lành mạnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng có tình trạng một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Nhiều nơi trong xã hội, kể cả trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam đã xuất hiện những quan niệm và hành vi đạo đức ngoại lai, lối sống lai căng, kệch cỡm, xa lạ, thiếu văn hóa, một bộ phận sinh viên có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật... biểu hiện qua lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng vật chất và đồng tiền của một bộ phận sinh viên gây ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Sự thực dụng trong quan niệm, hành vi đạo đức, văn hóa ứng xử ở một bộ phận sinh viên hiện nay được biểu hiện ở chỗ họ đề cao các giá trị vật chất, xem thường những giá trị tinh thần. Điều này được thể hiện trong mọi hoạt động sống của một bộ phận sinh viên, từ động cơ chọn
ngành nghề, lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp, đến quan niệm về tình bạn, tình u, tình thầy trị...
Ngồi ra cịn có một bộ phận sinh viên cịn thiếu lễ phép với cha mẹ, bất kính với thầy cơ, cư xử chưa đúng mực với bạn bè và mọi người xung quanh.
Hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên đang ứng xử một cách thiếu văn hóa, hay sử dụng từ “nóng” khi giao tiếp với bạn bè làm ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống, khơng thể hiện đúng với trình độ và cấp độ mà sinh viên đang theo học. Tình trạng sinh viên vơ lễ với thầy cô đã ở mức báo động. Một số sinh viên gặp thầy cơ giáo dạy mình cũng không chào hỏi; khi khơng có mặt thầy cơ giáo thì dùng những từ thiếu tơn kính. Tuy nhiên, thực trạng này có nguyên nhân từ cả hai phía thầy – trị, nhưng dù như thế nào thì sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong giao tiếp ứng xử với thầy cơ giáo và mọi người xung quanh. Cùng với đó , một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh gây ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội... Một số sinh viên hiện nay có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại. Tiếc thay, giá trị đạo đức của một số sinh viên lại bị xói mịn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. Nhiều em trở nên vơ tình trước cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy sống”, và dần dần trở nên thờ ơ, lãnh cảm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
Một bộ phận sinh viên trở nên sống thiếu trách nhiệm đạo đức với bản
thân và với mọi người xung quanh; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống bng thả, tự tách mình ra khỏi những khn mẫu, nguyên tắc, quy phạm pháp luật, đua địi, lãng phí; có lối hành xử bạo lực, phi nhân tính, lười học tập, lười lao động. Hiện tượng kéo bè, kết phái tạo thành băng, hội; dễ gây xích mích dù chỉ từ một hành vi nhỏ mà sẵn sàng kéo bè kéo cánh “dằn mặt” lẫn nhau vẫn thường xuyên xảy ra đối với các đối tượng là sinh viên.