CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐ

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên (Trang 25 - 43)

CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CĨ NGƯỜI BỊ HẠI LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nói chung là tập trung tất cả các hoạt động về hình sự, nhân danh nhà nước đều thực hiện một nhiệm vụ chung nhất là thơng qua các hoạt động cụ thể của mình theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội một cách chính xác, đúng pháp luật. Mục đích là mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Đảm bảo pháp chế trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên nói riêng. Để đạt được mục đích này, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được giao cho trách nhiệm Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo việc thu thập đầy đủ, đúng đắn các tài liệu, chứng cứ để xác định theo pháp luật hình sự, truy tố bị can ra trước Tịa án và bảo vệ sự buộc tội trước Tịa.

Tiêu chí đánh giá chất lượng Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án hình sự có người bị hại là

người chưa thành niên nói riêng của Viện kiểm sát nhân dân phải căn cứ vào mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và với mục tiêu của công tác giải quyết một vụ án hình sự. Như thế có thể xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng Thực hành quyền cơng tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự như sau:

- Sự chặt chẽ trong Kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Sau khi nhận quyết định khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan, Kiểm sát viên phải khẩn trương nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để khẳng định việc khởi tố vụ án là có căn cứ và đúng pháp luật hay không. Nếu thấy việc khởi tố vụ án rõ ràng là khơng có căn cứ, trái pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự.

Nếu quyết định khởi tố vụ án là có căn cứ và đúng pháp luật thì yêu cầu điều tra, phối hợp thu thập chứng cứ nhằm xác định người phạm tội để khởi tố bị can. Trong trường hợp Cơ quan điều tra khởi tố vụ án đồng thời với việc khởi tố bị can thì Kiểm sát viên phải khẩn trương nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đề xuất phê chuẩn hoặc không phê chuẩn; đồng thời đề ra các yêu cầu điều tra để Điều tra viên thu thập, củng cố chứng cứ, điều tra mở rộng vụ án.

Do vậy, để nâng cao chất lượng việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, phê chuẩn hoặc khơng phê chuẩn các quyết định đó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khởi tố không tương xứng với hành vi phạm tội của đối tượng đã gây ra đối với người bị hại là người chưa thành niên thì ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Kiểm sát viên được phân công Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra vụ án phải phối hợp với Điều tra viên ngay từ đầu phải nắm chắc hành vi phạm tội của đối tượng, nắm chắc các

quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên là bị hại.

- Sự chặt chẽ trong Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện

pháp ngăn chặn đối với những vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên.

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá trình tiến hành tố tụng: Trong quá trình tiến hành kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp cần phải nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm cho việc quyết định áp dụng các biện pháp này có căn cứ và hợp pháp, đặc biệt là đối với biện pháp ngăn chặn là tạm giữ, tạm giam hoặc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Chống khuynh hướng bắt, tạm giữ, tạm giam thay cho điều tra, hoặc bắt tạm giam sau đó phải đình chỉ vụ án hoặc trả tự do để xử lý hành chính, xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ cần chú ý khi phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giam phải hết sức thận trọng, nghiên cứu, thẩm định đầy đủ các chứng cứ, tài liệu.

Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật của việc thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, khẩn trương phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn khi đã có đủ căn cứ và cần thiết để tạo cơ sở thuận lợi cho việc điều tra khám phá vụ án. Đồng thời kiên quyết không phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, phê chuẩn việc bắt bị can để tạm giam hoặc tạm giam bị can khơng có căn cứ và trái pháp luật. Khắc phục tình trạng vừa phê chuẩn, sau đó lại phải hủy bỏ ngay vì khơng đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải tạm giữ, tạm giam.

Thận trọng khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khám xét, tạm giữ đồ vật, xử lý vật chứng trong q trình điều tra. Trong mọi trường hợp khám xét có thu giữ tiền bạc, cơng cụ phương tiện gây án, vật chứng của vụ án, Viện kiểm sát đều phải yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng trình tự

thủ tục theo luật định; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tùy tiện xử lý vật chứng hoặc sử dụng tiền bạc, vật chứng vào mục đích cá nhân, trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và công dân.

- Sự chặt chẽ trong Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám

nghiệm tử thi.

Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi là hoạt động thực hiện quyền năng pháp lý của Kiểm sát viên, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi nhằm đảm bảo việc khám nghiệm hiện trường, tử thi được tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi có hiệu quả về các tội phạm hình sự nói chung, tội phạm phạm hình sự có người bị hại là người chưa thành niên nói riêng, địi hỏi Kiểm sát viên phải có kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ về phương pháp, chiến thuật khám nghiệm hiện trường.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi đối với tội phạm hình sự có người bị hại là người chưa thành niên. Kiểm sát viên được giao công tác này phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Phải đảm bảo việc khám nghiện hiện trường, tử thi tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đó là, phải đảm bảo về thành phần khám nghiệm, trình tự khám nghiệm, các biện pháp phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản dấu vết, vật chứng để lại hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường, tử thi phải đảm bảo nhanh chóng, khẩn trương, kịp thời.

Hiện trường là nơi để lại rất nhiều thông tin về tội phạm có giá trị chứng minh cao, nếu khơng nhanh chóng đến hiện trường để bảo vệ và khám nghiệm thì có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm thay đổi hiện trường như: Thời tiết, khí hậu, mưa, gió, bão, súc vật, con người… nên các dấu vết, vật chứng có nguy cơ bị thay đổi, mất mát, hư hỏng. Kiểm sát việc khám

nghiệm hiện trường là để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, nâng cao hiệu quả của việc điều tra phòng chống tội phạm.

Trong hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần cùng Cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra thủ phạm và là căn cứ pháp lý để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, cần thực hiện tốt công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Phải xây dựng quy trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường và chủ động trong công tác kiểm sát việc khám nghiệm. Xây dựng quy chế phối hợp để phân định rõ ràng khi Kiểm sát viên đến hiện trường sẽ thực hiện cơng việc cụ thể như thế nào, tránh tình trạng như thực tế hiện nay Kiểm sát viên đến hiện trường như người chứng kiến hoặc tham gia vào cho đủ thành phần.

Kiểm sát viên muốn làm tốt hoạt động Kiểm sát điều tra tại hiện trường cần có một phương pháp kiểm sát khoa học, làm thế nào để toàn bộ hoạt động diễn ra tại hiện trường, Kiểm sát viên phải bao quát được, từ đó có sự chỉ đạo và yêu cầu kịp thời với những hoạt động không đúng theo quy định của pháp luật.

Trong công tác khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải đặc biệt phải chú ý đến việc thu thập dấu vết, vật chứng, xác định nguyên nhân và điều kiện gây ra hậu quả. Kiểm sát chặt chẽ sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm, bảo đảm phản ánh trung thực hiện trường và kết quả khám nghiệm hiện trường.

Quá trình phát hiện thu giữ dấu vết, vật chứng tại hiện trường Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ để đảm bảo việc thu giữ đúng pháp luật. Việc chụp ảnh vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mơ hình hiện trường Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác, khách quan và hợp pháp.

Để tránh thiếu sót trong q trình kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên cần phải nắm vững các câu hỏi sau đây:

Người bị chết là ai? Tung tích rõ ràng hay chưa? Bị sát hại ở đâu? hiện trường phát hiện là hiện trường nào? hiện trường gây án đã rõ chưa? Điều kiện môi trường xung quanh ra sao? bị sát hại vào khi nào? Hoàn cảnh tự nhiên tại thời điểm bị giết như thế nào? Dấu vết gì tìm thấy trên nạn nhân? quần áo mặc trên người nạn nhân có vết rách, vết thủng gì khơng? nếu có thì có trùng với các tổn thương của nạn nhân khơng? Có bao nhiêu tổn thương trên người nạn nhân? Tính chất các tổn thương đó như thế nào? Do loại hung khí gì gây nên? tính nguy hiểm của các tổn thương đó? Cơ chế gây tổn thương và các dấu vết khác như thế nào? dấu vết sinh học nào được tìm thấy? của ai? Có thể dự đốn hung thủ có đặc điểm gì? Ngun nhân chết là gì? Trong tử thi có chất độc hoặc có chất kích thích gì khơng? Có phát hiện được bệnh gì? bệnh đó có ảnh hưởng đến cái chết không? … những câu hỏi trên là những câu hỏi cơ bản, tuỳ từng vụ việc mà cần lựa chọn câu hỏi cụ thể hoặc thêm những câu hỏi khác để công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đạt kết quả.

Nếu để sai lầm trong khám nghiệm hiện trường, tử thi sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều trường hợp không thể khắc phục được, nên trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ và chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế kiểm sát điều tra, sau khi khám nghiệm hiện trường, tử thi Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị Kiểm sát điều tra về kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi và kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi để lãnh đạo

có ý kiến chỉ đạo. Đây là những quy định mang tính bắt buộc đối với Kiểm sát viên. Nếu trên cơ sở kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi xác định có dấu hiệu của tội phạm mà Cơ quan điều tra khơng khởi tố vụ án thì Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án để tiến hành điều tra.

- Sự chặt chẽ trong Kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng.

Khám xét là một trong những biện pháp Tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ các biện pháp này giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện thuận lợi phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng khơng đúng có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng điều tra, xử lý vụ án. Vì vậy, khi kiểm sát việc khám xét, bảo đảm hoạt động khám xét tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Để công tác khám xét của Cơ quan điều tra đạt chất lượng hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên cần phải nâng cao năng lực trách nhiệm, thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Khi kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng Kiểm sát viên phải yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng các quy định tại Điều 75, 140, 141, 142, 143, 145, 146, 147 của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hướng dẫn về bảo quản, giao nhận, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ.

Đối với những trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh khám người, chỗ ở, chỗ làm việc…thì Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các lệnh này. Nếu đề nghị phê chuẩn của Cơ quan điều tra có đủ căn cứ thì báo cáo đề xuất để lãnh đạo Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn; Nếu đề nghị phê chuẩn của Cơ quan điều tra khơng có căn cứ thì báo cáo đề xuất để lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn, việc

không phê chuẩn phải nêu rõ lý do. Những trường hợp khơng thể trì hỗn, lệnh khám xét khơng có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, thì ngay sau khi nhận được văn bản thông báo việc khám xét, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các lệnh, biên bản khám xét để kịp thời phát hiện vi phạm, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục.

Nếu qua kiểm sát việc khám xét thấy có căn cứ cần phải khám xét khẩn cấp người khác, chỗ ở, địa điểm khác, mà Cơ quan điều tra không tiến hành hoặc chậm chễ trong việc tiến hành thì Kiểm sát viên phải có ý kiến với Cơ quan điều tra để tiến hành khám xét ngay, nếu Cơ quan điều tra khơng thực hiện thì Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát, để lãnh đạo yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các biên bản tài liệu, hình thức, nội dung biên bản về khám xét, việc thu giữ, tạm giữ vật chứng để làm rõ căn cứ, đối tượng, phạm vi, thẩm quyền người đã ra lệnh, quyết định; thành phần tham gia khám xét; trình tự thủ tục tiến hành, quá trình khám xét đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, những dấu vết, tang vật, tài sản, mối quan hệ giữa chúng với vụ án; việc niêm phong, bảo quản và quản lý chúng như thế nào.

Kiểm sát viên phải theo dõi, kiểm tra việc xử lý vật chứng của Cơ quan điều tra, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến vật chứng, tài sản đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Kiểm sát chặt chẽ việc thi

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w