đơn vị trực thuộc khối Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra; thành lập Cục thống kê tội phạm ở Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao (nay là Cục thống kê tội phạm và cơng nghệ thơng tin) và Phịng thống kê tội phạm ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh… Năm 2005 Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã quyết định thành lập mới một số đơn vị gồm: Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng (vụ 1B); Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy (vụ 2); Vụ hợp tác quốc tế (nay là Vụ hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp); củng cố cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; sáp nhập và đổi tên hai trường Cao đẳng kiểm sát tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh thành Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Do vậy, Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay được thể hiện ở các cấp như sau:
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (cấptrung ương) trung ương)
Tổ chức bộ máy ở Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, hiện có 26 đơn vị trực thuộc, được chia thành 03 khối công tác cơ bản là: Khối các đơn vị thực
hiện nhiệm vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp; Khối các đơn vị làm công tác tham mưu tổng hợp; Khối các đơn vị làm công tác sự nghiệp. Trong đó bao gồm: Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm, Văn phòng, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao bao gồm: Viện trưởng, các Phó viện trưởng, các Kiểm sát viên cao cấp; trong một số trường hợp luân chuyển công tác, tại Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cũng có Kiểm sát viên Trung cấp (cấp tỉnh) và Kiểm sát viên sơ cấp (cấp quận, huyện), các Kiểm tra viên, các nhân viên hành chính- tư pháp và các nhân viên phục vụ khác.
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là cơ quan Trung ương của hệ thống Viện kiểm sát các cấp, bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp theo thẩm quyền được pháp luật quy định, Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao cịn có quyền hạn và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ và công tác bảo đảm cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao do Quốc hội bầu và giữ chức vụ cao nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân, chịu trách nhiệm trước Quốc hội…
Các Phó viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao do Chủ tịch nước ký ban hành quyết định bổ nhiệm. Những người này chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những cơng việc mình được phân cơng.
Mơ hình tổ chức bộ máy chung của các Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự là: Lãnh đạo vụ gồm Vụ trưởng và các phó vụ trưởng. Vụ trưởng là thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng
và các Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao được phân công phụ trách về công tác quản lý chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và công tác tổ chức cán bộ trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp; thực hiện thẩm quyền ký các văn bản tố tụng theo sự ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao… Phó vụ trưởng là người giúp việc cho Vụ trưởng trong công tác được Vụ trưởng phân công, thực hiện thẩm quyền ký các văn bản tố tụng trong phạm vi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao về các quyết định và kết quả cơng tác… Trong các vụ đều có các đơn vị cấp phịng, tổ chức theo loại công việc hoặc theo vùng miền, trong mỗi Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự được giao từ 20 đến 28 biên chế.