- Ngày 12/7/2011 Liên ngành các cơ quan Tư pháp Trung ương đã ban
3.2.2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong công tác thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra
thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra
Viện kiểm sát nhân dân cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có cơng tác Kiểm sát điều tra theo phương châm không chỉ ở số lượng vụ án giải quyết nhiều hay ít mà điều quan trọng hơn là từng Kiểm sát viên, từng khâu, từng cấp kiểm sát đã làm những gì và làm như thế nào để tác động đối với các cơ
quan tiến hành tố tụng tích cực phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội.
Từng bước loại trừ có hiệu quả vi phạm pháp luật của các cơ quan này. Mặt khác, mỗi Kiểm sát viên, mỗi khâu, mỗi cấp kiểm sát phải tự mình tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém và đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Cán bộ quản lý phải là những Kiểm sát viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời phải là người có khả năng chỉ đạo, điều hành tốt đối với hoạt động của đơn vị nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần có một cơ chế để thực hiện chế độ kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới, có cơ chế phối hợp kiểm tra liên ngành để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh vi phạm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp dưới. Các ngành hữu quan cũng cần phối hợp tốt với Viện kiểm sát ngang cấp để thực hiện tốt vai trò hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Trưởng phòng Thực hành quyền cơng tố, Kiểm sát điều tra án hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nắm chắc được tổng số vụ án hình sự đang Kiểm sát điều tra và tiến độ điều tra vụ án theo thời hạn luật định để có biện pháp chỉ đạo, giám sát đơn đốc, khơng để xảy ra tình trạng bỏ lọt án, mất án, tình trạng điều tra vụ án bị kéo dài… Thực tiễn cho thấy việc quản lý, chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy hiệu quả công tác Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Do vậy, cơng tác quản lý, chỉ đạo hoạt động này phải được quan tâm và tăng cường hơn nữa.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý, chỉ đạo điều hành là phải sát cơ sở, nắm chắc hoạt động tình hình, hoạt động của từng khâu cơng tác của cấp mình và cấp dưới để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và uốn nắn những thiếu sót trong q trình thực hiện
nhiệm vụ. Trong đó, một số chỉ tiêu phải nắm theo danh sách để kịp thời áp dụng các biện pháp công tác kiểm sát theo luật định như: những trường hợp tạm giam, tạm giữ khơng có căn cứ, q hạn hoặc những trường hợp giam, giữ khơng có lệnh; những vụ án, bị can do Viện kiểm sát khởi tố và yêu cầu điều tra, trả tự do vì khơng phạm tội, những trường hợp Cơ quan điều tra cung cấp và Viện kiểm sát cấp dưới đình chỉ điều tra.
Một trong những biện pháp quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo mà các cấp lãnh đạo phải thực hiện tốt là việc kiểm tra cấp mình và kiểm tra cấp dưới; thông qua những kiểm tra để phát hiện những thiếu sót, sai pham trong q trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó uốn nắm kịp thời và khắc phục những sai phạm đó hoặc có thể rút kinh nghiệm chung trong từng khâu công tác.
Về công tác sơ kết, tổng kết nghiệp vụ: hàng năm công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra cần được nghiên cứu tổ chức sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, tập trung những vấn đề có khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cũng như năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên.