- Ngày 12/7/2011 Liên ngành các cơ quan Tư pháp Trung ương đã ban
3.2.1. Quán triệt đầy đủ tư tưởng, nắm vững quan điểm và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước
hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước trong quá trình Thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự có bị hại là người chưa thành niên
Đối với ngành Kiểm sát nói riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Tặng 10 chữ vàng cho cán bộ kiểm sát đó là: “Cơng minh, chính trực, khách quan,
với trách nhiệm cụ thể của một Kiểm sát viên khi làm công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, thì cần nâng cao trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và những vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên noi riêng.
Việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước là một yêu cầu khách quan bắt buộc trong Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát. Bản chất của hoạt động Thực hành quyền cơng tố địi hỏi các Viện kiểm sát phải đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp trong việc quyết định có truy tố hay khơng truy tố người phạm tội và hành vi phạm tội của họ.
Để làm được điều đó, các Viện kiểm sát phải nắm vững pháp luật, quán triệt đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trước hết là trong lĩnh vực đấu tranh phòng,chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Do nhu cầu khách quan, các văn bản pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung hàng ngày và thậm chí là hàng giờ. Điều đó địi hỏi các Viện kiểm sát phải cập nhật được các văn bản, nắm vững nội dung cũng như tinh thần của từng điều luật cụ thể để áp dụng trong hoạt động thực tiễn. Các cán bộ kiểm sát cần nắm vững, đầy đủ các văn bản luật trong lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Các Viện kiểm sát sẽ không thể Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra được tốt nếu chỉ nắm vững pháp luật về hình sự mà khơng nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước làm căn cứ cho việc kết luận về các hành vi tội phạm liên quan. Để thực hiện được giải pháp này, trách nhiệm trước hết thuộc về Viện kiểm sát các cấp, mà cụ thể là trách nhiệm của lãnh đạo các Viện kiểm sát và trách nhiệm của chính mỗi Kiểm sát viên, cán bộ trong Ngành
Kiểm sát nhân dân. Trách nhiệm này còn thuộc về cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành, giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Đi đôi với việc nắm vững quan điểm và thực hiện đúng đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình Thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung, các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên nói riêng, Kiểm sát viên làm cơng tác hình sự phải nắm vững và thực hiện đúng, đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Nâng cao nhận thức của Kiểm sát viên về Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra trong hoạt động điều tra. Mỗi Kiểm sát viên phải nắm vững quan điểm của Đảng, biết quán triệt và vận dụng đường của Đảng vào công tác kiểm sát để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Kiểm sát viên phải thường xuyên tu dưỡng, trau dồi đạo đức và ý thức chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật nhằm xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên trong sạch, vững mạnh.
Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải nhận thức đúng đắn về đối tượng, phạm vi, nội dung của quyền công tố, quyền năng pháp lý nào thuộc quyền kiểm sát các hoạt động điều tra để thấy được tính độc lập tương đối, nhưng giữa hai quyền này không thể tách rời trong công tác Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. Cán bộ kiểm sát phải thường xuyên học tập, đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra đối với các vụ án hình sự.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị” Về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới” đã nêu rõ việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để Viện kiểm sát có thể làm tốt chức năng cơng tố và kiểm tra các hoạt động tư pháp. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra nói riêng, cần phải tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, phù hợp cho công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra. Với đặc thù của Ngành và việc thực hiện chức năng trong thực tiễn hết sức đa dạng mỗi vụ án xảy ra có tình tiết, nội dung, phương pháp giải quyết khác nhau. Nếu cứ ba năm thay đổi Kiểm sát viên thực hiện cơng tác Kiểm sát điều tra sẽ rất khó đào tạo được đội ngũ vừa có kinh nghiệm, vừa có thực tiễn. Mà nên đào tạo một số Kiểm sát viên chuyên trách trong các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên.
Muốn thực hiện tốt chức năng Thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra, phải xây dựng cơ quan đoàn kết, thẳng thắn, trung thực trong cơng tác tự phê bình và phê bình, u ngành nghề và say mê học tập, có trình độ chun mơn, chính trị tương đối đồng đều. Biết vận dụng và phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể trong giải quyết cơng việc. Cơng tác quản lý, điều hành có nề nếp, có quy chế hoạt động của cơ quan phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc mọi hoạt động dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng. Những khó khăn và thách thức trong q trình Thực hành quyền cơng tố là bài học kinh nghiệm rất qúy giá cần được trân trọng tổng kết, rút kinh nghiệm chung.
Để có được một đội ngũ cán bộ làm công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án hình sự có người bị hại là người chưa thành niên nói riêng có kinh nghiệm và có năng lực chuyên mơn tốt, thì Viện kiểm sát cần làm tốt cơng tác quản lý và rèn luyện cán bộ; phải xác định rõ các yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của từng đơn vị; sắp xếp, bố trí từng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, Kiểm sát viên. Viện kiểm
sát nhân dân các cấp tăng cường công tác quản lý cán bộ, Kiểm sát viên; kịp thời phát hiện những cán bộ, Kiểm sát viên có biểu hiện tiêu cực vi phạm quy chế, nghiệp vụ để uốn nắn kịp thời. Công tác tổ chức, cán bộ là khâu then chốt, có tính đột phá với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra, địi hỏi phải có những chủ trương, chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cần tuyển chọn các Kiểm sát viên giỏi, đã trải qua kinh nghiệm thực tiễn để bố trí, sắp xếp thực hiện cơng tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự đối với loại tội có người bị hại là người chưa thành niên.
Bên cạnh việc nắm vững những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, Kiểm sát viên phải được trang bị kiến thức về điều tra tội phạm bằng các khóa học ngắn hạn, góp phần nâng cao năng lực trình độ Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, Kiểm sát viên cần phải được tiếp cận, sử dụng thành thạo về tin học, ngoại ngữ, các kiến thức xã hội để đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong tình hình mới. Đồng thời phải tập trung nâng cao trình độ chun mơn từ Đại học Luật lên Cao học Luật, nâng cấp trình độ chính trị và kiến thức quản lý nhà nước.