2.1. Diễn trình lễ hội
2.1.3. Lễ mộc dục và nghi lễ cúng thức
Lễ hội là một sự kiện thực hiện rất nhiều nghi thức mang tính bắt buộc. Các nghi thức này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ
khi chuẩn bị lễ hội cho đến khi hết hội. Thơng thường, một lễ hội có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước, lễ tế khai hội và tế giã đám.
Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần hay thần vị): Lễ này thường được tiến hành vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Trước khi làm lễ mộc dục, có nơi người ta tổ chức lễ rước nước. Trước khi thực hiện việc tắm tượng (lau chùi tượng thờ) phải làm lễ cáo thần. Sau lễ mộc dục là tế gia quan (mặc áo, đội mũ cho tượng thần). Nếu thần khơng có tượng mà chỉ có bài vị (thần vị) thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tượng thần (hay thần vị, hoặc có khi chỉ là áo mũ) đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rước thần sáng ngày khai hội.
Tại lễ hội làng Hạ Bì Hạ, trước đây, vào sáng ngày mùng 3 âm lịch, đoàn kiệu rước sẽ đi từ đình ra phía bờ sơng để tiến hành lấy nước. Trước đó vài ngày, ban quản lý lễ hội cùng hội đồng tế lễ phải chọn lựa ra khúc sông sạch đẹp và quang đãng để đến ngày mùng 3, chủ tế cùng đội múa lân lên thuyền, tiến ra vùng nước đã chọn sẵn, đọc văn tế và lấy nước về để tiến hành lễ mộc dục và nước tế Đức vua và các Thánh. Buổi lễ tế cáo trời đất, xin phép thủy thần sông Đà thường diễn ra khoảng 30 phút ngay giữa dịng sơng Đà, với nghi thức trang trọng và đầy đủ. Sau khi đã lấy được nước thì chủ tế sẽ cùng đội kiệu rước quay về đình để tiến hành nghi lễ.