Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 84 - 86)

2.3.1. Những thành quả đạt được

- Tỷ lệ máy tính/cán bộ cơng chức cao.

- Hầu hết các Sở mạng nội bộ (LAN), các Sở có từ 1 đến 2 máy chủ (server) lưu trữ dữ liệu nội bộ.

- Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật về CNTT trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên việc kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh vẫn chưa được triển khai ảnh hưởng rất lớn đến trao đổi thông tin nội bộ giữa các đơn vị và an tồn thơng tin.

- Tỷ lệ cán bộ cơng chức biết sử dụng máy tính khá cao. - Tỷ lệ cán bộ cơng chức có hộp thư điện tử khá cao.

- Nhiều đơn vị đã áp dụng chương trình quản lý văn bản và điều hành qua mạng Qoffice.

- Hầu hết các Sở có website lớn, cung cấp nhiều thông tin về các cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

- Việc cung cấp thông tin chủ yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Sở đã được cải thiện.

- Bắt đầu ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa.

- Bước đầu hình thành nền tảng của “chính phủ điện tử”

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

- Việc triển khai các phần mềm dùng chung gặp nhiều khó khăn khi triển khai diện rộng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị chưa đồng bộ áp dụng làm giảm tính hiệu quả các các phần mềm dùng chung. Một số chương trình phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, không được cải tiến, nâng cấp, khó sử dụng làm cho việc sử dụng các phần mềm, các dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng nặng cho cán bộ, công chức gây ra tâm lý khơng

75 muốn tăng cường tin học hóa.

- Cán bộ, cơng chức nhiều đơn vị cịn ngại áp dụng thư điện tử công vụ và thường sử dụng các hịm thư điện tử miễn phí trong việc giao dịch, trao đổi với các tổ chức, cá nhân; chưa có thói quen ứng dụng CNTT trong cơng việc. Mặt khác, các chế độ chính sách khen thưởng cho việc tích cực ứng dụng CNTT tại các Sở, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT hàng ngày trong cơng việc trở thành một tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm vẫn chưa có dẫn đến tình trạng cán bộ, cơng chức khơng nhiệt tình trong việc ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày.

- Việc ứng dụng CNTT tại các Sở còn hạn chế. Số lượng Sở có CSDL phục vụ chun ngành cịn ít. Việc triển khai đồng bộ các HTTT tới tất cả các ngành, đơn vị cịn nhiều khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT mới chỉ được đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính. Nhiều máy tính đã được đầu tư từ rất lâu, đến nay đã cũ và không đáp ứng tốt trong ứng dụng CNTT. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị. Chưa có máy chủ dự phịng nhằm đảm bảo dữ liệu được antồn và thơng suốt nếu có sự cố xảy ra.

- Đội ngũ nhân lực quản trị, vận hành hệ thống, thiết bị CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu. Một số ngành, địa phương khơng thực hiện bố trí chỉ tiêu biên chế cho cán bộ chuyên trách về CNTT và cán bộ quản lý dự án CNTT (CIO); việc thu hút lực lượng này phục vụ trong các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc ứng dụng CNTT chưa có tính hệ thống và tổng thể; thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật chung của hệ thống và các CSDL trọng điểm như CSDL dân cư, CSDL đất đai, CSDL cán bộ, công chức, viên chức, CSDL KT-XH, CSDL y tế, giáo dục … Chưa hình thành cổng thơng tin điện tử thống nhất và duy nhất để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời

76

thiếu các HTTT trên toàn tỉnh (đặc biệt là HTTT về dân cư, đất đai, KT- XH, y tế, giáo dục …) để làm nền tảng cho việc tích hợp, liên thơng.

- Chưa có quy chế chia sẻ, quản lý thơng tin dẫn tới tình trạng cát cứ thông tin tai các đơn vị gây khó khăn và tốn kém trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Chưa có quy chế sử dụng thư điện tử cơng vụ.

- Các vấn đề về an tồn, an ninh thơng tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Chương trình quản lý văn bản và điều hành qua mạng Qoffice chủ yếu phục vụ công tác văn thư, lưu trữ văn bản, rất ít Sở sử dụng phần điều hành qua mạng.

- Số dịch vụ cơng trực tuyến cấp độ 3 và 4 cịn chiếm tỷ lệ thấp. - Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa của các Sở theo hướng liên thông các đơn vị, cung cấp hiện trạng hồ sơ xử lý trên website, tin học hóa tối đa cơng tác xử lý hành chính cịn yếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 84 - 86)