Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 104 - 108)

- Chuyển đổi chức năng quản lý CNTT cho hợp lý: Hiện nay, chức năng quản lý CNTT được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) là cơ quan của Chính phủ được thành lập từ Bộ Bưu chính viễn thông và Bộ Văn hóa Thông tin, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Với mục đích nhằm gắn chặt việc sử dụng CNTT và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho sự phát triển của báo chí, xuất bản. Theo tác giả, điều này là chưa thật sự hợp lý:

(i) Chức năng quản lý nhà nước về báo chí (nói chung) và chức năng quản lý về CNTT (nói riêng) là hoàn toàn khác nhau. Chức năng báo chí là chức năng quản lý về thông tin, còn chức năng quản lý CNTT là chức năng về công nghệ và ứng dụng công nghệ.

(ii) Việc sát nhập hai chức năng này vào một làm cho phạm vi quản lý của Bộ TTTT rộng ra nhưng lại không đồng nhất về chức năng. Điều này sẽ tạo ra sự tiềm ẩn về bất đồng ý kiến trong nội bộ của Bộ TTTT. Mặt khác, với chức năng quản lý rộng như vậy, Bộ TTTT sẽ khó tập trung thực hiện được nhiệm vụ đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT cho đất nước. Có thể thấy từ điều này sau một năm quản lý, việc phát triển và ứng dụng CNTT của đất nước dường như không có biến chuyển. Thêm vào đó, các Sở TTTT tại chính quyền địa phương hiện nay đang thực hiện công việc quản lý về báo chí nhiều hơn, nhất là lĩnh vực cấp giấy phép xuất bản thông tin. Vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng chuyển đổi chức năng quản

95

lý CNTT cho cơ quan Chính phủ phù hợp. Có hai giải pháp để thực hiện: (1) Chuyển giao chức năng phát triển và ứng dụng CNTT cho Bộ KHCN. Một là, có được sự đồng nhất về chức năng; hai là, Bộ KHCN có nguồn kinh phí đầu tư cho công nghệ rất lớn điều này sẽ đảm bảo cho việc phát triển và ứng dụng CNTT; ba là, Bộ KHCN đang phụ trách việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho các cơ quan nhà nước, tương ứng ở các chính quyền địa phương là Sở KHCN.

(2) Thành lập Bộ CNTT và chuyển giao chức năng quản lý về CNTT cho cơ quan này để tập trung cho phát triển và ứng dụng CNTT có hiệu quả. Mặt khác, điều này sẽ tạo nên hiệu ứng xã hội về CNTT, từ đó tạo được sự lan tỏa về ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn xã hội.

Trước tình hình hiện nay, cần ưu tiên cho giải pháp (1), tức là chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về CNTT cho Bộ KHCN do cùng chức năng quản lý về công nghệ và nhất là việc triển khai ISO 9001:2000 không thể tách rời với việc ứng dụng CNTT.

- Cải cách chính sách tiền lương Chính sách đãi ngộ và tiền lương của các cán bộ CNTT trong cơ quan nhà nước hiện nay chưa hợp lý, đây cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng “sự chuyển dịch nhân sự CNTT từ cơ quan nhà nước (CQNN) ra bên ngoài”. Đặc biệt là đối với lĩnh vực lập trình viên và quản trị mạng. Thông thường, đối với các lập trình viên có thể tìm được mức thu nhập cao gấp 2 lần, với quản trị viên là 4 lần so với mức lương trong cơ quan nhà nước. Hơn thế, các nhân sự về quản trị mạng thường được quy đổi là trình độ Trung cấp (đào tạo dưới 2 năm) nên mức lương càng thấp hơn. Do đó, các cơ quan nhà nước càng khó tuyển dụng được nhân sự về quản trị mạng. Chính phủ cần có những chính sách tiền lương “mềm dẻo” đối với các nhân lực về CNTT nhất là lập trình viên và quản trị mạng. Cần có hệ thống quy đổi các chứng chỉ quốc tế tương

96 ứng với tiền lương hợp lý hơn.

- Thay đổi phương pháp tiếp cận để triển khai CPĐT: (1) phương pháp từ trên xuống và (2) phương pháp triển khai từ dưới lên. Việc chọn phương pháp thích hợp tùy thuộc vào đất nước, hệ thống chính trị và mức độ thành thạo công nghệ tại từng cơ quan của nhà nước. Singapore và Trung Quốc chọn triển khai theo phương pháp từ trên xuống. Trong khi, Mỹ và Philippine lại áp dụng phương pháp từ dưới lên. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, phương pháp thích hợp để triển khai CPĐT chính là phương pháp triển khai từ dưới lên. Bởi lẽ, chúng ta chưa có được một khung chiến lược quốc gia rõ ràng và nguồn tài chính thật lớn để triển khai đồng bộ. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và đặc biệt là trình độ và nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức ở mỗi ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương không đồng đều. Vì vậy, phương pháp triển khai từ dưới lên sẽ làm tăng sự chủ động của các chính quyền địa phương. Từ đó, từng bước xây dựng và hoàn thiện CSDL, các hệ thống thông tin ở cấp dưới, tiến đến xây dựng CSDL và hoàn thiện khung chiến lược cho quốc gia. Tuy nhiên, nếu tiếp cận triển khai CPĐT ở tại các chính quyền địa phương tiếp cận theo phương pháp từ trên xuống. Phương pháp này sẽ giúp cho các chính quyền đầu tư được tập trung, đồng bộ và hiệu quả hơn. Điểm cần lưu ý là các chính quyền địa phương phải xây dựng được khung chiến lược ứng dụng tổng thể, tối thiểu phải xây dựng được khung kiến trúc phần mềm cùng với hệ thống các chuẩn chung cho việc xử lý dữ liệu và trao đổi thông tin (bao gồm: biểu mẫu, định dạng dữ liệu, chuẩn hỗ trợ, giao thức,…).

- Cần có lộ trình chuyển khai các phần mềm nguồn mở: Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều khuyến cáo sử dụng nguồn mở. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan nhà nước đều sử dụng các chương trình ứng dụng của

97

Microsoft. Vì vậy, nếu chuyển đổi không hợp lý có thể xảy ra các xáo trộn các hoạt động và dẫn đến sự trì trệ trong hệ thống. Mặt khác, Trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở, đang xuất hiện một hiện tượng mâu thuẫn giữa nhu cầu xã hội và chương trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo CNTT không dám giảng dạy theo chương trình nguồn mở vì xã hội và các cơ quan nhà nước không chưa có nhu cầu sử dụng; và ngược lại nếu các cơ quan, doanh nghiệp muốn tuyển nhận sự có trình độ sử dụng phần mềm nguồn mở được chuẩn hóa thì không có. Do đó, việc triển khai các phần mềm nguồn mở cần có lộ trình và các bước triển khai đồng bộ cả trong hệ thống Chính phủ và trong toàn xã hội, nhất là trong giáo dục và đào tạo.

- Cải tiến quy trình, thủ tục đấu thầu trong mua sắm các thiết bị CNTT: Hiện nay, theo Luật đấu thầu (2005) và Nghị định số 58/2008/NĐ- CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Nếu các cơ quan nhà nước muốn tiến hành theo đúng trình tự đấu thầu và mua sắm thiết bị CNTT như sau: (i) Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu 10 ngày; (ii) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu 10-15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế (cho nhà thầu chuẩn bị); (iii) Thời gian Chấm thầu tối đa 12 ngày kể từ ngày mở hồ sơ; (iv) Chủ đầu tư duyệt hồ sơ (chấm thầu 10 ngày); (v) Thời gian phê duyệt không quá 10 ngày. Như vậy, mỗi khi cần mua sắm thiết bị CNTT phải qua đấu thầu, các cơ quan nhà nước phải chờ đợi ít nhất là 40 ngày. Trong khi đó, sự phát triển và thay đổi về công nghệ của CNTT đó được ví như “vũ bão”. Nếu tính bình quân khấu hao của các gói thầu mua sắm thiết bị CNTT từ lúc làm thủ tục cho đến đấu thầu sẽ giảm khoảng 10%. Đây cũng là lý do gần như không có chuyện vượt giá trần trong đấu thầu mua sắm các thiết bị CNTT. Do đó, cần cải tiến quy trình, thủ tục đấu thầu các thiết bị CNTT, rút ngắn thời gian càng nhanh càng tốt.

98

- Sớm hoàn thành các CSDL dùng chung và đưa vào hoạt động trên toàn quốc: Việc triển khai xây dựng, quản lý và chia sẻ các hệ thống CSDL đã được quy định trong Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có CSDL nào được triển khai dùng chung. Dẫn đến các ngành, các địa phương rất khó trong việc tiếp cận các hệ thống CSDL dùng chung để có thể xây dựng các ứng dụng quản lý của ngành, địa phương mình. Có thể kể đến một số CSDL dùng chung cần xây dựng như CSDL quốc gia về Dân cư; CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia Thống kê tổng hợp về Dân số; CSDL quốc gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 104 - 108)