Đánh giá thực trạng ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 84)

2.3.1. Những thành quả đạt được

- Tỷ lệ máy tính/cán bộ cơng chức cao.

- Hầu hết các Sở mạng nội bộ (LAN), các Sở có từ 1 đến 2 máy chủ (server) lưu trữ dữ liệu nội bộ.

- Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật về CNTT trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên việc kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh vẫn chưa được triển khai ảnh hưởng rất lớn đến trao đổi thông tin nội bộ giữa các đơn vị và an tồn thơng tin.

- Tỷ lệ cán bộ cơng chức biết sử dụng máy tính khá cao. - Tỷ lệ cán bộ cơng chức có hộp thư điện tử khá cao.

- Nhiều đơn vị đã áp dụng chương trình quản lý văn bản và điều hành qua mạng Qoffice.

- Hầu hết các Sở có website lớn, cung cấp nhiều thông tin về các cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

- Việc cung cấp thông tin chủ yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Sở đã được cải thiện.

- Bắt đầu ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa.

- Bước đầu hình thành nền tảng của “chính phủ điện tử”

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

- Việc triển khai các phần mềm dùng chung gặp nhiều khó khăn khi triển khai diện rộng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị chưa đồng bộ áp dụng làm giảm tính hiệu quả các các phần mềm dùng chung. Một số chương trình phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, không được cải tiến, nâng cấp, khó sử dụng làm cho việc sử dụng các phần mềm, các dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng nặng cho cán bộ, công chức gây ra tâm lý khơng

75 muốn tăng cường tin học hóa.

- Cán bộ, cơng chức nhiều đơn vị cịn ngại áp dụng thư điện tử công vụ và thường sử dụng các hịm thư điện tử miễn phí trong việc giao dịch, trao đổi với các tổ chức, cá nhân; chưa có thói quen ứng dụng CNTT trong cơng việc. Mặt khác, các chế độ chính sách khen thưởng cho việc tích cực ứng dụng CNTT tại các Sở, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT hàng ngày trong cơng việc trở thành một tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm vẫn chưa có dẫn đến tình trạng cán bộ, cơng chức khơng nhiệt tình trong việc ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày.

- Việc ứng dụng CNTT tại các Sở còn hạn chế. Số lượng Sở có CSDL phục vụ chun ngành cịn ít. Việc triển khai đồng bộ các HTTT tới tất cả các ngành, đơn vị cịn nhiều khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT mới chỉ được đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính. Nhiều máy tính đã được đầu tư từ rất lâu, đến nay đã cũ và không đáp ứng tốt trong ứng dụng CNTT. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị. Chưa có máy chủ dự phịng nhằm đảm bảo dữ liệu được antồn và thơng suốt nếu có sự cố xảy ra.

- Đội ngũ nhân lực quản trị, vận hành hệ thống, thiết bị CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu. Một số ngành, địa phương khơng thực hiện bố trí chỉ tiêu biên chế cho cán bộ chuyên trách về CNTT và cán bộ quản lý dự án CNTT (CIO); việc thu hút lực lượng này phục vụ trong các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc ứng dụng CNTT chưa có tính hệ thống và tổng thể; thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật chung của hệ thống và các CSDL trọng điểm như CSDL dân cư, CSDL đất đai, CSDL cán bộ, công chức, viên chức, CSDL KT-XH, CSDL y tế, giáo dục … Chưa hình thành cổng thơng tin điện tử thống nhất và duy nhất để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời

76

thiếu các HTTT trên toàn tỉnh (đặc biệt là HTTT về dân cư, đất đai, KT- XH, y tế, giáo dục …) để làm nền tảng cho việc tích hợp, liên thơng.

- Chưa có quy chế chia sẻ, quản lý thơng tin dẫn tới tình trạng cát cứ thông tin tai các đơn vị gây khó khăn và tốn kém trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Chưa có quy chế sử dụng thư điện tử cơng vụ.

- Các vấn đề về an tồn, an ninh thơng tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Chương trình quản lý văn bản và điều hành qua mạng Qoffice chủ yếu phục vụ công tác văn thư, lưu trữ văn bản, rất ít Sở sử dụng phần điều hành qua mạng.

- Số dịch vụ cơng trực tuyến cấp độ 3 và 4 cịn chiếm tỷ lệ thấp. - Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa của các Sở theo hướng liên thông các đơn vị, cung cấp hiện trạng hồ sơ xử lý trên website, tin học hóa tối đa cơng tác xử lý hành chính cịn yếu.

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế

- Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém là do tư duy và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CNTT của lãnh đạo các cấp tại các Sở, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT còn chậm, thiếu quyết liệt.

- Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao, do nhiều yếu tố tác động, trong đó có sự thiếu hụt về đội ngũ nhân lực chuyên gia CNTT giỏi, thiếu hụt về đội ngũ cán bộ quản lý dự án CNTT (CIO).

- Chưa có chính sách thúc đẩy việc đào tạo các chuyên ngành CNTT-TT tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên gia CNTT và quản lý dự án CNTT mà chủ yếu dựa vào các cơ sở đào tạo ở các tỉnh lân cận như Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Cao đẳng

77

CNTT Hữu nghị Việt – Hàn, Đại học FPT tại Đà Nẵng... Việc này dẫn tới bị động trong các kế hoạch tuyển dụng mới hay bổ sung nhân lực cho các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Việc thu hút lực lượng chuyên gia về CNTT và quản lý dự án CNTT phục vụ trong các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu cơng việc do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, chưa có chính sách quy đổi các chứng chỉ quốc tế phù hợp. Ví dụ, một chuyên gia có chứng chỉ quản trị mạng CCNA của hãng CISCO và đáp ứng được yêu cầu về trình độ nếu làm việc tại một cơng ty phát hành các trị chơi trực tuyến lương có thể dao động từ 8 đến 15 triệu/1 tháng. Tuy nhiên, nếu về cơng tác tại cơ quan nhà nước thì cán bộ này chỉ được tính lương tương đương người một cán bộ có trình độ trung cấp.

- Nguồn vốn từ ngân sách của Tỉnh đầu tư cho CNTT còn hạn hẹp, chưa được bố trí tập trung, khơng đảm bảo được việc triển khai các kế hoạch, chương trình về ứng dụngCNTT tại các Sở theo tiến độ, mục tiêu đề ra.

Bài học kinh nghiệm

Để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính thì cần phải chú ý đến các nội dung sau:

Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc xây dựng CPĐT, Chính quyền điện tử(CQĐT) cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp.

Các cấp, các ngành phải gắn trách nhiệm, từng lĩnh vực chuyên môn được quản lý với sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao trong q trình ứng dụng và phát triển CNTT.

78

Cơng tác phối hợp đảm bảo chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng mang tính kết nối, liên thơng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT phải có tính chất đồng bộ, lâu dài, có kế hoạch tổng thể gắn liền với việc xây dựng các CSDL chuyên ngành.

Việc triển khai các ứng dụng, phần mềm, đồng thời gắn với các quy định, chế tài trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu cơ quan cũng như các bộ phận, đơn vị có liên quan.

Cần xác định vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Tập trung phát triển, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo CNTT vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia CNTT. Tăng cường xã hội hóa cơng tác phổ cập tin học cho tồn xã hội.

79

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngoài những kết quả đạt được, những nghiên cứu còn cho thấy vẫn còn nhiều yếu kém tồn tại trong hoạt động này. Cụ thể:

- Việc triển khai các phần mềm dùng chung gặp nhiều khó khăn khi triển khai diện rộng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị chưa đồng bộ áp dụng làm giảm tính hiệu quả các các phần mềm dùng chung. Một số chương trình phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, khơng được cải tiến, nâng cấp, khó sử dụng làm cho việc sử dụng các phần mềm, các dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng nặng cho cán bộ, công chức gây ra tâm lý không muốn tăng cường tin học hóa.

- Cán bộ, cơng chức nhiều đơn vị cịn ngại áp dụng thư điện tử cơng vụ và thường sử dụng các hịm thư điện tử miễn phí trong việc giao dịch, trao đổi với các tổ chức, cá nhân; chưa có thói quen ứng dụng CNTT trong cơng việc. Mặt khác, các chế độ chính sách khen thưởng cho việc tích cực ứng dụng CNTT tại các Sở, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT hàng ngày trong cơng việc trở thành một tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm vẫn chưa có dẫn đến tình trạng cán bộ, cơng chức khơng nhiệt tình trong việc ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày.

- Việc ứng dụng CNTT tại các Sở cịn hạn chế. Số lượng Sở có CSDL phục vụ chun ngành cịn ít. Việc triển khai đồng bộ các HTTT tới tất cả các ngành, đơn vị còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT mới chỉ được đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính. Nhiều máy tính đã được đầu tư từ rất lâu, đến nay đã cũ và không đáp ứng tốt trong ứng dụng CNTT. Ngồi ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cịn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng

80

dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị. Chưa có máy chủ dự phịng nhằm đảm bảo dữ liệu được an tồn và thơng suốt nếu có sự cố xảy ra.

- Đội ngũ nhân lực quản trị, vận hành hệ thống, thiết bị CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu. Một số ngành, địa phương khơng thực hiện bố trí chỉ tiêu biên chế cho cán bộ chuyên trách về CNTT và cán bộ quản lý dự án CNTT (CIO); việc thu hút lực lượng này phục vụ trong các cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc ứng dụng CNTT chưa có tính hệ thống và tổng thể; thiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật chung của hệ thống và các CSDL trọng điểm như CSDL dân cư, CSDL đất đai, CSDL cán bộ, công chức, viên chức, CSDL KT-XH, CSDL y tế, giáo dục … Chưa hình thành cổng thơng tin điện tử thống nhất và duy nhất để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời thiếu các HTTT trên toàn tỉnh (đặc biệt là HTTT về dân cư, đất đai, KT- XH, y tế, giáo dục …) để làm nền tảng cho việc tích hợp, liên thơng.

- Chưa có quy chế chia sẻ, quản lý thơng tin dẫn tới tình trạng cát cứ thơng tin tai các đơn vị gây khó khăn và tốn kém trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Chưa có quy chế sử dụng thư điện tử cơng vụ.

- Các vấn đề về an tồn, an ninh thơng tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

- Chương trình quản lý văn bản và điều hành qua mạng Qoffice chủ yếu phục vụ công tác văn thư, lưu trữ văn bản, rất ít Sở sử dụng phần điều hành qua mạng.

- Số dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4 còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa của các Sở theo hướng liên thông các đơn vị, cung cấp hiện trạng hồ sơ xử lý trên website, tin học hóa tối đa cơng tác xử lýhành chính cịn yếu.

81

Từ những hạn chế đã chỉ ra, chương 2 của luận văn cũng nêu lên được nguyên nhân của những hạn chế nói trên và đưa ra được những bài học kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam.

Tóm lại, hoạt động ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã có những đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần có hướng khắc phục trong giai đoạn tiếp theo. Những đánh giá về kết quả cũng như những tồn tại, yếu kém trong chương này sẽ là căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc xác định các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

82

Chương 3:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 Quảng Nam đến năm 2020

Như đã trình bày ở phần mở đầu, chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta đó có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đó khẳng định phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng và phát triển CNTT là giải pháp hàng đầu cho q trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đó nêu rõ: “Cơng nghệ thơng tin là một trong các

động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.”

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Văn bản này được

các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) đánh giá là một bước tiến dài so với Chỉ thị 58-CT/TW, được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho CNTT Việt Nam, để Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT. Trong Nghị quyết 36, Bộ Chính trị xác định rõ những mục tiêu ngành CNTT Việt Nam cần đạt được thời gian tới: “CNTT phải được ứng

83

dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, góp phần nâng

cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)