Chính sách tiền tệ của lạm phát

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 59)

- Về kỹ năng:

4. Chính sách tiền tệ của lạm phát

4.1. Tác động của tăng cung tiền tới lạm phát

Quan điểm của trƣờng phái trọng tiền

Trƣờng phái trọng tiền, mà ngƣời đại diện là Friedman cho rằng: “Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tƣợng tiền tệ” (Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon). Khi tuyên bố nhƣ vậy, Friedman hàm ý rằng: Lạm phát bao giờ cũng là kết quả của một sự tăng trƣởng kéo dài trong cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên, ơng cũng nhấn mạnh, những biến động tăng lên trong mức giá cả là một hiện tƣợng tiền tệ chỉ khi nào những biến động tăng lên đĩ diễn ra trong một thời gian dài. Cũng vì chúng ta đã định nghĩa về lạm phát là sự tăng lên của mức giá trong thời gian dài nên kết luận của ơng là bao hàm khái niệm lạm phát của chúng ta.

Theo Friedman, ngồi CSTT mở rộng gây ra việc tăng cung tiền kéo dài (gọi là CSTT lạm phát) thì khơng cịn cĩ một nguyên nhân nào khác gây ra hiện tƣợng giá cả tăng kéo dài. Nĩi cách khác, tăng cung tiền là nguyên nhân duy nhất gây ra lạm phát.

Quan điểm của trường phái Keynes

Các nhà kinh tế học theo trƣờng phái Keynes cũng đồng ý với quan điểm của Friedman là việc tăng cung tiền sẽ làm tăng tổng cầu dẫn đến tăng giá nhƣng lập luận hơi khác một chút: do cung tiền danh nghĩa tăng trong khi lãi suất thì linh hoạt cịn giá cả thì biến động chậm trong thời gian ngắn nên cung tiền thực tế tăng làm lãi suất giảm để kích thích cầu tiền tệ tăng, kết quả thị trƣờng tiền tệ đạt cân bằng với mức lãi suất thấp hơn. Đến lƣợt lãi suất thấp sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tƣ làm tổng cầu tăng. Dần dần, nhu cầu cao hơn về hàng hố sẽ làm

107

tăng giá cả hàng hố, dẫn đến kích thích tăng cung hàng hố. Một điểm khác nhau nữa là: Friedman và phái trọng tiền cho rằng cơng nhân cũng nhƣ hãng kinh doanh dự đốn đƣợc cung tiền tệ tăng và do đĩ lạm phát dự tính sẽ tăng cao hơn nên sẽ điều chỉnh lƣơng tƣơng ứng làm chi phí sản xuất tăng ngay, vì vậy đƣờng cung sẽ nhanh chĩng di chuyển vào và sản lƣợng sẽ khơng nhất thiết phải tăng cao hơn mức tiềm năng, cịn phái Keynes tin rằng đƣờng tổng cung sẽ di chuyển vào chậm hơn và nhƣ vậy thì sẽ cĩ một khoảng thời gian sản lƣợng của nền kinh tế nằm trên mức tiềm năng. Các nhà kinh tế học theo trƣờng phái Keynes cũng thừa nhận lạm phát cao và kéo dài chỉ do sự tăng trƣởng kéo dài trong mức cung tiền tệ gây ra.

4.2. Tại sao xảy ra chính sách tiền tệ lạm phát

Những phân tích ở trên cho thấy lạm phát luơn là kết quả của một CSTT mở rộng gây ra tình trạng tăng cung tiền tệ kéo dài. Bởi vì mọi nhà hoạch định chính sách đều ý thức rất rõ về tác hại của lạm phát nên việc thực thi một CSTT lạm phát chắc chắn là nhằm theo đuổi những mục tiêu khác mà để đạt đƣợc phải áp dụng một tỷ lệ tăng trƣởng tiền tệ cao.

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những ngun nhân gì khiến cho các chính phủ theo đuổi một CSTT lạm phát.

4.2.1. Chỉ tiêu cơng ăn việc làm cao và lạm phát

Mục tiêu đƣợc đa số các chính phủ theo đuổi mà thƣờng gây nên lạm phát là mức cơng ăn việc làm cao. CSTT lạm phát theo đuổi mục tiêu mức cơng ăn việc làm cao đã gây ra lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo nhƣ sau:

Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc việc các cơng nhân địi tăng lƣơng cao hơn hoặc các hãng cố đạt đƣợc giá cao hơn gây nên. Ảnh hƣởng của những tác động từ phía cung này làm tổng cung sụt giảm, đƣờng tổng cung dịch chuyển vào trong. Sản lƣợng của nền kinh tế tụt xuống thấp hơn mức sản lƣợng tiềm năng, thất nghiệp và giá cả tăng lên. Nếu chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ vẫn khơng thay đổi, dƣới tác động của thị trƣờng (nhƣ phân tích ở trên) tổng cung sẽ phục hồi trở lại mức sản lƣợng tiềm năng, giá cả giảm xuống nhƣ lúc ban đầu. Chỉ cĩ tăng giá tạm thời.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách năng động với một chỉ tiêu cơng ăn việc làm cao sẽ khơng muốn đợi sự điều chỉnh của thị trƣờng vì sợ rằng sự

108

chậm trễ trong điều chỉnh giá và lƣơng cĩ thể khiến quá trình phục hồi sản xuất bị chậm, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng vừa suy thối vừa thất nghiệp cao. Họ quyết định thực hiện các chính sách nhằm kích thích tổng cầu tăng để nền kinh tế nhanh chĩng trở lại mức sản lƣợng tiềm năng nhƣng phải trả giá là mức giá cả sẽ tăng cao hơn nữa.

Mức giá cả tăng lên sẽ trở thành nguyên nhân đẩy lạm phát chi phí đẩy tiếp tục xảy ra (đƣờng tổng cung lại dịch chuyển vào trong), chẳng hạn do cơng nhân thấy tiền lƣơng thực tế bị giảm sút hoặc khơng tăng nhƣ mong muốn nên lại địi tăng lƣơng. Kết quả là chính phủ phải liên tục kích cầu và giá cả tiếp tục leo thang. Những giới hạn về mức tối đa của chi tiêu chính phủ và mức tối thiểu của thuế sẽ ngăn chặn việc sử dụng chính sách tài chính bành trƣớng nhƣ trên trong thời gian dài. Chỉ cĩ bằng cách tài trợ bằng in tiền, các nhà hoạch định chính sách mới cĩ thể theo đuổi mục tiêu của mình. Do đĩ, lạm phát chi phí đẩy cũng là một hiện tƣợng tiền tệ vì nĩ khơng thể xảy ra mà khơng cĩ sự chấp nhận một tỷ lệ tăng trƣởng tiền tệ cao hơn từ phía các nhà chức trách về tiền tệ.

Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm tăng tổng cầu. Giả sử các nhà hoạch định chính sách theo đuổi một mục tiêu về tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên130, họ sẽ kích cầu bằng chính sách tài chính bành trƣớng. Nhƣ đã phân tích trong phần lạm phát cầu kéo, điều đĩ chỉ dẫn đến một sự giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự nhiên mang tính tạm thời của tỷ lệ thất nghiệp, sau khi nền kinh tế điều chỉnh, mức thất nghiệp lại trở về trạng thái trƣớc đĩ. Các nhà hoạch định chính sách khơng thu đƣợc cái mà họ muốn nên lại tiếp tục kích cầu. Và cái giá phải trả nhƣ chúng ta cĩ thể dự đốn đƣợc, đĩ là một mức giá tăng cao kéo dài. Bởi vì sẽ khĩ theo đuổi mục tiêu nhƣ vậy nếu khơng chấp nhận một tỷ lệ tăng trƣởng tiền tệ cao hơn nên lạm phát cầu kéo xảy ra cũng cĩ nguồn gốc tiền tệ. Theo đuổi một chỉ tiêu sản phẩm quá cao, hoặc một cách tƣơng đƣơng là một tỷ lệ thất nghiệp quá thấp là nguồn gốc sinh ra CSTT lạm phát. Vì các nhà hoạch định chính sách thƣờng khơng thể nhận ra đƣợc sai lầm của mình ngay (sự chậm trễ trong thu thập số liệu khiến họ chỉ nhận ra khi lạm phát đã bùng nổ) nên kết quả là họ đã khơng thu đƣợc điều “tốt” là một mức sản phẩm cao hoặc tỷ lệ thất nghiệp thấp nhƣ mong muốn ban đầu mà lại gây ra điều “xấu” là một cuộc lạm phát.

109

Để phân biệt trên thực tế lúc nào CSTT gây nên lạm phát cầu kéo, lúc nào gây nên lạm phát chi phí đẩy ngƣời ta dựa vào căn cứ sau: lạm phát cầu kéo sẽ đi liền với những thời kỳ mà thất nghiệp thấp hơn mức tỷ lệ tự nhiên, trong khi lạm phát chi phí đẩy đi liền với những thời kỳ mà thất nghiệp cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Vì vậy để biết đƣợc loại lạm phát nào đang xảy ra, hãy nhìn vào tình hình thất nghiệp là cao hơn hay thấp hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ dễ dàng nếu các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách thực sự biết cách đo lƣờng đƣợc tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhƣng khơng may là vấn đề đĩ vẫn chƣa đƣợc ngành kinh tế học giải quyết đầy đủ. Thêm vào đĩ, sự phân biệt giữa hai loại lạm phát đĩ bị lu mờ đi bởi vì lạm phát chi phí đẩy cĩ thể do lạm phát cầu kéo gây nên. Khi lạm phát cầu kéo gây nên tỷ lệ lạm phát cao hơn, thì lạm phát dự tính tăng lên và làm cho cơng nhân địi tăng lƣơng để tiền lƣơng thực tế của họ khơng giảm, kết quả là lạm phát cầu kéo cĩ thể gây nên lạm phát chi phí đẩy.

4.2.2. Thâm hụt ngân sách và lạm phát

Một nguyên nhân khác cĩ thể gây nên CSTT lạm phát là thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách thƣờng đƣợc tài trợ bằng hai cách: vay từ dân bằng cách bán trái phiếu kho bạc cho cơng chúng, và phát hành tiền bằng cách bán trái phiếu kho bạc cho NHTW. Việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng biện pháp “in tiền” sẽ làm tăng lƣợng tiền cung ứng và do vậy cĩ thể gây nên lạm phát. Tuy nhiên việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng chỉ một đợt tăng cung tiền thì chƣa thể gây ra lạm phát vì giá cả chỉ tăng tạm thời. Thế nhƣng thâm hụt nhiều trong ngân sách sẽ làm tăng cám dỗ “in tiền” trong dài hạn (do việc “in tiền” cĩ thể thực hiện một cách kín đáo). Thâm hụt dai dẳng của ngân sách khĩ tránh khỏi việc “in tiền”. Giả sử chính phủ cố gắng chịu đựng thâm hụt cao dai dẳng và trang trải thâm hụt chỉ bằng cách phát hành trái phiếu. Khi lƣợng trái phiếu tăng lên, khoản trả lãi cho những mĩn nợ hiện hữu của chính phủ cũng tăng lên. Điều này làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên nên địi hỏi phát hành trái phiếu nhiều hơn nữa. Và chính phủ cĩ thể phải đƣa ra một lãi suất cao hơn để buộc nhân dân nắm giữ những khoản nợngày càng lớn của chính phủ. Nhƣ vậy cĩ thể xảy ra là tiền trả lãi cho các khoản nợ hiện hữu và do đĩ quy mơ thâm hụt của khu vực cơng cộng trở nên lớn đến mức mà khơng thể bù đắp thâm hụt chỉ bằng việc phát hành các trái phiếu mà thơi. Nếu vậy thì trừ khi chính phủ cĩ

110

biện pháp tài khố để giảm thâm hụt, chính phủ sẽ khơng cịn cĩ cách lựa chọn nào khác ngồi việc dùng cách “in tiền” để trang trải thâm hụt.

Tĩm lại, thâm hụt ngân sách cĩ thể là một nguồn gốc gây nên lạm phát chỉ khi nào: (1) đĩ là một thâm hụt dai dẳng chứ khơng phải là tạm thời và (2) khi chính phủ trang trải thâm hụt bằng tạo thêm tiền chứ khơng phải là phát hành trái phiếu ra cơng chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)