Những biện pháp cấp bách

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

- Về kỹ năng:

5. Các biện pháp kiềm chế lạm phát

5.1. Những biện pháp cấp bách

Những biện pháp cấp bách cịn đƣợc gọi là biện pháp tình thế. Áp dụng những biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn lốc lạm phát, để cĩ cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài.

Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, để kiềm chế lạm phát các nƣớc thƣờng áp dụng những biện pháp tình thế sau:

- Biện pháp về chính sách tài khĩa: Áp dụng biện pháp về chính sách tài khĩa cĩ ý nghĩa quan trọng và then chốt vì trong nhiều trƣờng hợp ngân sách nhà nƣớc bị thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm phát, do đĩ nếu dập tắt đƣợc nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ đƣợc ổn định, lạm phát sẽ đƣợc kiềm chế. Khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu tốc, nhà nƣớc cĩ thể thực hiện các biện pháp nhƣ:

+ Tiết kiệm để trong chi tiêu ngân sách, cắt giảm những khoản chi tiêu cơng chƣa cấp bách.

111

+ Tăng thuế trực thu, đặc biệt là đối với những cá nhân và doanh nghiệp cĩ thu nhập cao, chống thất thu thuế.

+ Kiểm sốt các chƣơng trình tín dụng nhà nƣớc.

- Biện pháp thắt chặt tiền tệ: Để gĩp phần giảm lƣợng tiền thừa trong lƣu thơng, nhà nƣớc cĩ thể thực hiện chính sách siết chặt lƣợng cung tiền tệ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ:

+ Đĩng băng tiền tệ: Ngân hàng trung ƣơng thắt chặt thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng…. Mục đích của biện pháp này là rút bớt tiền hay khơng cho tiền tăng thêm trong lƣu thơng. Hoặc thậm chí dùng chính sách giới hạn tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại.

+ Nâng lãi suất: Lãi suất tiền gởi tăng, đặc biệt là tiền gởi tiết kiệm cĩ tác dụng thu hút tiền mặt của dân cƣ và doanh nghiệp vào ngân hàng. Một tai biến cĩ thể xãy ra là nếu lãi suất tiền gởi cao hơn lợi tức đầu tƣ thì các nhà kinh doanh sẽ khơng đầu tƣ cho sản xuất nữa mà tìm cách đƣa vốn của mình vào ngân hàng vì nĩ đƣa đến lợi tức cao mà khơng chịu sức ép của rủi ro lớn. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

+ Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng tạo tiền của các ngân hàng thƣơng mại.

- Biện pháp kiềm chế giá cả: Để chống lại sự tăng giá của hàng hĩa, nhà

nƣớc cĩ thể thực hiện chính sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ:

+ Nhập hàng hĩa của nƣớc ngồi để bổ sung cho khối lƣợng hàng hĩa trong nƣớc tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hĩa. Đây là biện pháp “chữa cháy” tuy rất hữu hiệu trong việc chặn đứng sự khan hiếm hàng hĩa, nhƣng cĩ nhiều mặt hạn chế.

+ Nhà nƣớc bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lƣu thơng, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đối, từ đĩ tạo tâm lý ổn định giá cả các mặt hàng khác.

112

- Biện pháp đĩng băng lương và giá để kiềm chế giá: Ở đây trƣớc hết cần cĩ sự cam kết của các lãnh tụ cơng đồn chấp nhận đĩng băng lƣơng khơng giúp ích gì thực sự cho giới cĩ đồng lƣơng thì giá cả cũng tăng. Mặt khác đại diện hiệp hội các chủ doanh nghiệp cũng phải cam kết đĩng băng giá. Thỏa hiệp đĩ phải đƣợc nhà nƣớc cơng nhận và về phần mình nhà nƣớc cam kết cố gắng hết sức giữ các yếu tố khác khơng diễn biến xấu hơn nhƣ khơng làm tăng thêm số thiếu hụt ngân sách nhà nƣớ. Cố gắng giảm thiểu số thiếu hụt đĩ. Đạt đƣợc một sự thỏa hiệp nhƣ vậy là một yếu tố rất quan trọng ttrong tiến trình kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)