Những chủ trương, biện pháp chỉ đạo và kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 28 - 42)

dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Tháng 6 -1991, Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng đánh giá qua 5 năm thực hiện chủ trương đổi mới, trong xã hội đã xuất hiện nhiều nhân tố

tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của nhân dân được phát triển hơn, có những điển hình mới cần nhanh chóng phổ biến, nhân rộng. Sau khi chỉ rõ tình hình và đối tượng đấu tranh, xác định đường lối đổi mới về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, Nghị quyết của Đại hội chỉ rõ: “Phải phát động sâu rộng

phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các tuyến, các địa bàn an toàn về an ninh, trật tự, chủ động phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác…”. Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII đã bước đầu tạo ra những chuyển biến mới. Nhiều chủ trương biện pháp từng bước đi vào cuộc sống, thì tình hình thế giới, trong nước lại chịu tác động phức tạp mới do Liên Xô sụp đổ và sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trong khi tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các bọn tội phạm, chúng ta phải xử lý nhiều vấn đề mới nảy sinh. Cơ chế kinh tế nhiều thành phần đa thành phần, mặt tích cực đan xen với các phức tạp khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục bao vây, cấm vận, dùng kinh tế để tác động chuyển hố về chính trị. Bọn phản động lưu vong lập ra hàng trăm tổ chức chống cộng ở bên ngoài. Chúng lợi dụng sự kiện hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ để kích động, phá hoại tư tưởng, xâm nhập móc nối hoạt động phá hoại, hịng gây mất ổn định chính trị, bạo loạn, lật đổ chế độ ta. Nhiều loại tội phạm mới phát triển, phạm pháp hình sự năm sau tăng hơn năm trước. Những khó khăn phức tạp và các bức xúc cụ thể nói trên đã tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, đến khối đồn kết nhất trí trong nhân dân. Mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp trong nhân dân xảy ra phổ biến, nhiều vụ khiếu kiện đông người, có vụ gây thành xung đột, đốt nhà, phá hoại tài sản, gây rối trật tự.

Tháng 1/1994, Hội nghị Đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ (Khố VII) của Đảng đánh giá những thành tựu của công cuộc đổi mới đã giành được là rất quan trọng, tạo ra thế và lực mới, cả bên trong và bên ngoài. Khả năng giữ

vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. Nhưng toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua bốn nguy cơ lớn là: Tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, kẻ địch thực hiện “diễn biến hồ bình”, tệ quan liêu tham nhũng.

Quán triệt tư tưởng quan điểm chỉ đạo của Đảng, xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội đã không ngừng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, phối hợp các ngành, các đồn thể tìm tịi, thử nghiệm nội dung, hình thức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tháng 10/1991, Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 22. Đại hội kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ 21, đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ công tác lớn trên các mặt bảo vệ an ninh chính trị, TTATXH và xây dựng Đảng bộ Cơng an Thủ đô thời kỳ 5 năm 1991 - 1995, trong đó Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh tầm quan trọng của cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ Công an Thành phố Hà Nội đối với cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là: Quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền có những nội dung, biện pháp để phát động phong trào quần chúng tấn cơng và phịng ngừa tội phạm, giữ vững ANTT trên địa bàn Thủ đô, cụ thể như: tham mưu cho Thành ủy xây dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình 05 về đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH ở Thủ đơ, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về quốc phòng và an ninh ; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch 17 của Thành ủy về chống địch phá hoại tư tưởng...Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phải có ý nghĩa thiết thực cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn dân cư, giải quyết được những đòi hỏi bức xúc từ cơ sở.

Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo nhiều đợt cao điểm phát động quần chúng lên án, tố giác, tấn công truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội; lập lại trật tự kỷ cương xã hội, trật tự an tồn giao thơng, đảm bảo an ninh nơng thơn; thu hồi vũ khí, vật liệu cháy nổ ; phịng cháy chữa cháy; vận động đối tượng phạm tội ra tự thú, tự báo...

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) đánh giá nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt chưa vững chắc. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là tiếp tục xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân, gắn với nền an ninh tồn dân và thế trận an ninh nhân dân…bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội của nước ta.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, để kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 1991 - 1996 và xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ mới, ngày 20 và 21 tháng 3 năm 1996, Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội tiến hành Đại hội lần thứ 23 (nhiệm kỳ 1996 - 2000). Nghị quyết Đại hội chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong 5 năm (từ 1996 - 2000) là: Phát huy kết quả đã đạt được, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, tạo chuyển biến, tiến bộ về đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn TTATXH. Tiếp tục xây dựng Đảng bộ, xây dựng lực lượng Cơng an Thủ đơ trong sạch, vững mạnh, chính quy và từng bước hiện đại, gắn bó mật thiết với nhân dân, xứng đáng là công cụ sắc bén của Đảng và chính quyền thành phố, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ mới, phục

vụ đắc lực công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đô.

Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo là: Về bảo vệ an ninh chính trị: phát huy kết quả, kinh nghiệm đạt được, khắc phục tồn tại, thiếu sót qua tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình 05 của Thành uỷ để thực hiện tốt các biện pháp phịng ngừa, tấn cơng địch và các loại tội phạm, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chuyên đề về cơng tác bảo vệ an ninh chính trị ở thủ đơ.

Về đấu tranh chống tội phạm kinh tế: tăng cường công tác bảo vệ kinh tế, phát hiện kịp thời và kiến nghị khắc phục các sơ hở trong quản lý kinh tế, không để kẻ địch lợi dụng phá hoại hoặc bọn tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tài sản; tăng cường bảo vệ và đấu tranh chống tội phạm kinh tế ở các cơng trình trọng điểm, các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, khu chế xuất, các khu vực hợp tác, liên doanh với nước ngồi…

Về đấu tranh chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội: đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục, giúp đỡ những người có tiền án, tiền sự, thanh thiếu niên hư tại cộng đồng dân cư, ngăn chặn đến mức thấp nhất hoạt động tái phạm. Tăng cường cơng tác nắm tình hình, làm tốt cơng tác cơ bản và công tác trinh sát, chủ động xác lập chuyên án phòng ngừa, ngăn chặn, tập trung lực lượng triệt phá các ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp, bọn tội phạm có tổ chức…Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chuyên đề chống cướp giật, trộm cắp tài sản người nước ngồi, hoạt động cơn đồ đâm thuê, chém mướn… Thực hiện chức năng giữ gìn kỷ cương đơ thị, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 36/CP của Chính phủ về trật tự an tồn giao thơng và quản lý đô thị.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đối với Công an nhân dân: Phải dựa vào dân, không được xa rời dân, khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành cơng nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành cơng ít, giúp đỡ ta hồn tồn thì thắng lợi hồn tồn. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000, thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ Công an Thành phố Hà Nội lần thứ 22 và lần thứ 23, Đảng bộ, Ban giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng Công an thuộc Cơng an thành phố thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành Công an, của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Hà Nội về công tác an ninh trật tự như: cụ thể hoá Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ và Chương trình hành động phịng chống tội phạm, Chương trình hành động phịng chống tội phạm; Chỉ thị số 03/BNV (V28) ngày 03/01/1998 của Bộ Công an về “Đẩy

mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”…

Cơng an thành phố Hà Nội thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức tham gia cơng tác giữ gìn ANTT cho quần chúng nhân dân. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên tổ chức tập huấn cho hàng ngàn cán bộ chủ chốt của các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở về các nội dung cơng tác phịng chống tội phạm, phòng chống ma t, làm nịng cốt trong cơng tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân.

Ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, nơi xảy ra mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện, Công an thành phố chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền biên soạn tài liệu với những nội dung cụ thể, thiết thực, những vấn đề mà quần chúng nhân dân quan tâm để tuyên truyền giải thích cho dân như: Tuyên truyền về Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo của cơng dân, chính sách dân tộc và tôn giáo, các điều cần thiết trong Bộ luật hình sự, Luật phịng chống ma tuý, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính…

Đảng bộ Cơng an thành phố chỉ đạo lực lượng Cơng an các cấp kết hợp hình thức tuyên truyền vận động tập trung với giáo dục vận động cá biệt, dựa vào những cán bộ, đảng viên, quần chúng tích cực, những vị chức sắc trong tơn giáo, trưởng các dịng họ có uy tín với dân. Qua đó góp phần

nâng cao ý thức chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân tích cực tham gia nhiều hơn, tốt hơn và trực tiếp hơn vào cơng tác giữ gìn ANTT, tạo phong trào quần chúng áp đảo, cô lập những đối tượng kích động xúi giục khiếu kiện.

Đảng bộ Cơng an thành phố chỉ đạo lực lượng Công an các cấp đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc theo các chuyên đề phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng lĩnh vực, địa bàn. Cơng an Thành phố phối hợp với các ngành, đoàn thể Cấp uỷ Đảng, chính quyền các huyện, quận duy trì và nâng cao chất lượng các phong trào: “Xây dựng ngõ xóm bình n,

gia đình hạnh phúc”; “Hộ 3 tự phịng, số nhà 3 tự quản” (Hộ 3 tự phòng: tự

phòng ngừa tội phạm, tự phòng ngừa các tệ nạn xã hội, tự phòng ngừa, chủ động giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong từng hộ, số nhà. Số nhà 3 tự quản: tự quản về hộ khẩu, tự quản lý giáo dục, giúp đỡ những người trong diện quản lý theo pháp luật, tự quản về trật tự đô thị, trật tự vệ sinh, mơi trường văn hóa); "cơ quan doanh nghiệp, trường học an tồn, văn hóa”;

“Cụm liên kết an tồn về ANTT” ở địa bàn giáp ranh; “khu dân cư không tội phạm, không ma túy” phấn đấu đạt 90% số nhà không có ma t, phịng ngừa,

đấu tranh làm giảm và đẩy lùi một bước quan trọng tệ nạn ma tuý không để hình thành tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội….Đồng thời, xây dựng và nhân rộng các mơ hình mới phù hợp như: “Xây dựng thơn xóm bình n, gia đình

hồ thuận”, “Xây dựng khu dân cư, cơ quan doanh nghiệp, trường học khơng có tội phạm và tệ nạn xã hội”. Cơng an thành phố tích cực tham mưu cho cấp

uỷ, chính quyền chỉ đạo việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng và nhân điển hình tiên tiến phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Thủ đô. Nhiều nơi đã khơi dậy, trân trọng, phát huy năng lực sáng tạo của cơ sở; lựa chọn, bồi dưỡng, xây dựng được nhiều điển hình tiên tiến; có nhiều hình thức phong phú sinh động như: Thi cảnh sát khu vực giỏi, Công an phụ trách xã về ANTT, thi cơng an xã, bảo vệ dân phố, dân phịng, trưởng số nhà

giỏi, các hội thi phịng cháy chữa cháy tồn dân, tuyên truyền viên về ANTT, các Hội nghị bình chọn lá cờ đầu, giao ước thi đua với điển hình…Tất cả các hình thức đó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của phong trào. Chính vì vậy, khắp các quận, huyện, từ trong cơ quan, xí nghiệp ra ngồi xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều mơ hình, điển hình tiên tiến tiêu biểu.

Với chức năng và nhiệm vụ của ngành, Công an thành phố đã tăng cường hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống cơ sở, thành lập từng tổ công tác theo từng địa bàn để nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền mở các đợt tập trung phát động quần chúng tham gia trấn ápp các loại tội phạm, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc với những nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể, thiết thực. Động viên nhân dân xây dựng khối đồn kết tình làng nghĩa xóm, đồn kết tơn giáo, tích cực tham gia phịng ngừa tội phạm, giáo dục cảm hoá thanh, thiếu niên hư, những người vi phạm pháp luật tại cộng đồng, đấu tranh lên án những hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật. Thông qua công tác vận động quần chúng, lực lượng Công an tham mưu giải quyết ổn định nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện, trong đó có những vụ phức tạp, hạn chế số người kéo đi khiếu kiện vượt cấp, khơng để phát sinh thành “điểm nóng” hoặc xảy ra các vụ việc “đột xuất, bất ngờ’’. Thơng qua phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng nhân dân đã cung cấp những nguồn tin có giá trị giúp cho lực lượng Cơng an phát hiện điều tra khám phá án hình sự, ma tuý; thu

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w