ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH AN NINH CHÍNH TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ ĐẦU THẾ KỶ

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 42 - 47)

ĐÔ ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bước sang đầu thế kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, vì mục tiêu “Dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đan xen những

thuận lợi cơ bản, là những khó khăn thách thức, những yêu tố tiềm ẩn bất ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội đang tác động đến nhiều mặt đến cả nước nói chung, Thủ đơ Hà Nội nói riêng.

Thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, thành phố đã đạt được những thành tựu: chính trị, xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, đều và tương đổi ổn định. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trung bình 11,1%. Các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục và xã hội được quan trọng; giao thông, văn minh đô thị, thương mại có chuyển biến tích cực. Cơng tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo tập trung, quyết liệt, có hiệu quả. Hoạt động đối ngoại được mở rộng theo hướng tích cực, chủ động. Các vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết, đã tạo ra được phát triển mới về xây dựng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Tuy vậy, chính sách mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, việc triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, những biến động chính trị thế giới trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, cuộc chiến tranh do Mỹ - Anh phát động ở I-Rắc; giá cả thị trường có những biến động lớn, liên tiếp xảy ra

dịch bệnh SARS, cúm gia cầm trên diện rộng; hệ thống hạ tầng cơ sở ở Thủ đô chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội là 6,8%; tình trạng di dân tự do về Hà Nội tiếp tục là áp lực lớn và chưa có xu hướng giảm; tệ nạn xã hội và mơi trường văn hố cịn có những biểu hiện phức tạp…đã tác động khơng nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội và cơng tác bảo đảm ANTT trên địa bàn Thủ đơ.

Tình hình hoạt động của các thế lực thù địch và tội phạm có nhiều diễn diễn phức tạp: Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ, tiến hành điều chỉnh chiến lược, thực hiện mưu đồ thiết lập “thế giới một cực”, bất chấp Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và phản ứng của dư luận thế giới, ngang nhiên can thiệp thơ bạo vào cơng việc nội bộ các nước, kích động chủ nghĩa ly khai, xung đột tôn giáo, dân tộc và tiến hành chiến tranh ở nhiều nơi. Đối với Việt Nam, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ tiếp tục và ráo riết tiến hành chiến lược “diễn biến hồ bình” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam: tập trung tác động chuyển hố kinh tế; móc nối, liên kết với các đối tượng trong nước để tuyên truyền, kích động, phát triển tổ chức đối lập và lực lượng chống đối từ bên trong; sử dụng nhiều biện pháp gây áp lực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, tác động chuyển hướng tư nhân hoá nền kinh tế ở nước ta. Sử dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tơn giáo”, “dân tộc” để phá hoại khối đại đồn kết toàn dân, gây sức ép, đe dọa và tiến hành các biện pháp, trừng phạt, cấm vận về kinh tế, ngoại giao để mưu toan làm suy yếu, tiến tới xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng ta, xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Số đối tượng cơ hội chính trị phản động, bất mãn bị chúng ta kiềm chế và làm thất bại các hoạt động, nhưng họ vẫn tiếp tục chống đối với âm mưu, ý đồ tinh vi, nguy hiểm hơn. Họ viết và tán thành hàng nghìn tài liệu có nội dung chính trị xấu, kích động, xun tạc, chia rẽ nội bộ; gia tăng các hoạt động tiếp xúc, móc nối, mở rộng quan hệ cá nhân, tổ chức nước ngoài và các đối tượng phản động trong nước nhằm thực hiện ý đồ cơng khai hố, quốc tế hố lực lượng

chính trị đối lập. Các hoạt động tơn giáo phát triển trên nhiều mặt: củng cố tổ chức giáo hội, điều chỉnh phương thức hoạt động cho phù hợp với thực tế xã hội, khơi phục lại các hội đồn trong thiên chúa giáo; phát triển đạo trong các tầng lớp thanh niên, sinh viên; tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành lên vùng dân tộc ít người ở các tỉnh biên giới phía Bắc; tuyên truyền, phát triển đạo Tin lành lên vùng dân tộc ít người ở các tỉnh biên giới phía Bắc; tun truyền, phát triển tơn giáo trái phép, phát triển tà đạo…Tình trạng tranh chấp cơ sở thờ tự, địi lại cơ sở vật chất cũ của tôn giáo ở một số nơi diễn ra phức tạp.

Nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố: tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khá cao; khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các khu vực nông thôn và đô thị ngày càng lớn; tình trạng bãi cơng, đình cơng tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã xảy ra và có xu hướng gia tăng. Khiếu kiện tập trung đông người, khiếu kiện kéo dài liên quan đến thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách kinh tế, xã hội tăng thêm, có nơi, có lúc gay gắt…

Tình hình tội phạm quản lý kinh tế và chức vụ vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp, xuất hiện một số loại tội phạm như: tội phạm lợi dụng chính sách hồn thuế VAT chiếm đoạt tài sản Nhà nước; tội phạm lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh mạng, dự án nhà ở; tội phạm lợi dụng công nghệ cao; tội phạm trong công nghệ thông tin…Tội phạm tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng cơ bản, đấu thầu cơng trình, dự án…tình hình sản xuất cơng nghiệp và trí tuệ có xu thế gia tăng, với kỹ nghệ cao. Tình hình bn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi, đa dạng, lợi dụng các kẽ hở trong các quy định của pháp luật, tìm cách móc nối, câu kết với phía nước ngồi nhập lậu các mặt hàng có giá trị cao, với số lượng lớn làm cản trở sản xuất trong nước lũng đoạn thị trường.

Tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý và số người sử dụng trái phép các chất ma tuý đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Các đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý, buôn bán, tổ chức sử dụng các loại ma tuý, nhất là ma tuý tổng hợp có xu hướng gia tăng. Bọn tội phạm lợi dụng một số cơ bản dịch vụ văn hố (vũ trường, karaoke) để bn bán và tổ chức sử dụng ma tuý.

Tình hình tội phạm TTATXH có xu hướng giảm. Hoạt động của tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội được kiềm chế, khơng xảy ra đột biến, khơng có tội phạm có tổ chức; tội phạm đâm thuê chém mướn giảm rõ rệt. Nổi lên là một số loại tội phạm như: cướp tài sản của lái xe Taxi và lái xe “ôm”, trộm cắp xe máy, cướp giật tài sản công dân…Số đối tượng tỉnh ngồi về hoạt động phạm tội có xu hướng tăng (5 năm trước chiếm 16%, năm năm qua chiếm khoảng 25%), đặc biệt gần đây số này đã gây ra các vụ án nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản. Đối tượng phạm tội, chủ yếu là lứa tuổi 18 đến 39 (chiếm 62%), số vị thành niên chiếm 4,5%. Số học sinh, sinh viên phạm tội chiếm 4% trong tổng số đối tượng bị bắt giữ. Nhiều vụ giết người, cướp tài sản thể hiện tính manh động, vơ nhân tính…do số thanh thiếu niên phạm tội lần đầu gây ra.

Tính chất, mức độ phạm tội nghiêm trọng hơn (trắng trợn hơn, manh động hơn, côn đồ hung hãn hơn, mâu thuẫn tức thì có thể xảy ra án mạng ngay), tiêu thụ tang vật và ẩn náu sau khi phạm tội rộng hơn (trong phạm vi cả nước, kể cả chạy trốn ra nước ngoài). Xu hướng hoạt động của tội phạm cịn thể hiện tính chất, phương thức chủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, kể cả sử dụng các phương tiện kỹ thuật để hoạt động phạm tội như: Tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin để hoạt động; sử dụng khoa học kỹ thuật làm giả giấy tờ để tiêu thụ xe máy. Tình hình người nước ngồi phạm tội và phạm tội với người nước ngồi trong hơn 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Trong đó, người nước ngồi phạm cả những tội nghiêm trọng như giết người, bn bán ma t, lừa đảo…

Tình hình quản lý trật tự đơ thị đang có chuyển biến tích cực, nhất là từ đầu năm 2003; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và nhiều áp lực trên các lĩnh vực: quản lý nhập cư, trật tự an tồn giao thơng, quản lý văn hố, vệ sinh an toàn thực phẩm, mơi trường…Tình hình ùn tắc giao thơng cục bộ, hoạt động buôn bán hàng rong, lấn chiếm hè đường, phương tiện thô sơ gây cản trở giao thơng cịn phức tạp.

Từ năm 2006 trở đi, tình hình quốc tế và khu vực đã có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, hoạt động khủng bố tiếp tục còn xảy ra ở nhiều nơi với quy mơ ngày càng lớn, tính chất ngày càng nguy hiểm. Các thế lực thù địch và bọn phản động trong số người Việt lưu vong ở nước ngồi sẽ tăng cường liên kết lực lượng, móc nối trong ngồi, đẩy mạnh hoạt động phá hoại chính trị, tư tưởng, hoạt động tình báo gián điệp, cài cắm nội gián; tiếp tục sử dụng các chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo”,“chống khủng bố” để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam…Không loại trừ khả năng hoạt động khủng bố phá hoại, ở các mức độ khác nhau xảy ra trên địa bàn thành phố.

Các đối tượng chống đối trong nước và trên địa bàn Hà Nội tiếp tục thực hiện các hoạt động, chống đối chính trị, cấu kết với các lực lượng thù địch bên ngoài hoạt động quyết liệt và tinh vi hơn. Số đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục tun truyền kích động, lơi kéo những người đồng quan điểm, nhằm tạo dựng lực lượng, từng bước cơng khai hố tổ chức chính trị đối lập dưới mọi hình thức; tiếp tục viết và tán phát nhiều tài liệu nhằm gây chia rẽ nội bộ, bơi nhọ làm mất uy tín và làm giảm vai trị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cùng với xu thế hội nhập, các tôn giáo tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ phục vụ việc củng cố phát triển các cơ sở tôn giáo. Các tôn giáo chưa được Nhà nước cơng nhận tiếp tục có hoạt động để hợp thức hố. Tình hình mâu thuẫn, tranh chấp đất đai, địi lại cơ sở vật

chất cũ của các tơn giáo cịn diễn biến phức tạp, dễ phát sinh phản ứng của giáo dân, tín đồ, gây ảnh hưởng đến ANTT.

Cùng thời gian này, trên địa bàn Hà Nội và đất nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn. Thành phố có nhiều thuận lợi để phát triển về kinh tế, xã hội nhưng vẫn đang có nhiều thách thức lớn. Mặt trái của cơ chế thị trường còn tạo nên nhiều nhân tố phức tạp về ANTT; tốc độ đơ thị hố và phân hoá xã hội tiếp tục diễn ra nhanh, tình trạng di dân tự do từ các tỉnh về Hà Nội tiếp tục gây áp lực lớn về dân số và việc làm. Có thể xảy ra những khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và khơng có việc làm, đình cơng, bãi cơng. Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều khó khăn, phức tạp và gay gắt hơn khi thành phố triển khai nhiều dự án lớn. Những diễn biến phức tạp về tâm lý xã hội, lối sống tiêu cực du nhập từ bên ngồi, sự suy thối đạo đức ở một số bộ phận dân cư….tác động mạnh mẽ đến tình hình ANTT trên địa bàn Thủ đơ và cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w