CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC LÀ NHIỆM VỤ CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, TRONG ĐĨ

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 68 - 72)

NINH TỔ QUỐC LÀ NHIỆM VỤ CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, TRONG ĐĨ LỰC LƯỢNG CƠNG AN LÀM THAM MƯU VÀ NỊNG CỐT

Thực tế cho thấy, cơng tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc muốn đạt kết quả tốt phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội; sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đồn thể, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của đơng đảo tầng lớp nhân dân thủ đơ. Đây là vấn đề vừa có tính ngun tắc, vừa là cơ chế chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong cơng tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong mỗi nhiệm kỳ, Thành ủy Hà Nội đều có Nghị quyết chuyên về lãnh đạo nhiệm vụ ANTT, trong đó xác định rõ vị trí, vai trị, giải pháp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trên cơ sở đó, Cơng an thành phố Hà Nội đã làm tốt vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh

Tổ quốc. Lực lượng Công an các cấp ln đi sâu, sát cơ sở, vận động tồn dân tích cực tham gia phong trào. Thông qua phong trào, các tầng lớp nhân dân thủ đơ hăng hái, tích cực tham gia nghiêm túc các cuộc vận động do Đảng, nhà nước phát động. Hăng say lao động, sản xuất, kinh doanh đưa công cuộc xây dựng đổi mới của Thủ đô đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần bảo vệ đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH. Từ những kết quả trên, cần rút ra kinh nghiệm là: Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, việc thành lập “Ban chỉ đạo phong trào” từ cấp thành phố đến các quận, huyện, phường, xã trong đó chú ý quy định quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên (trách nhiệm của UBND, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng Cơng an, các đồn thể chính trị và một số ngành như Quân sự, Văn hóa, Lao động Thương binh và Xã hội…); định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm) kiểm tra đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo là rất quan trọng. Đối với Công an thành phố Hà Nội cần làm tốt công tác tham mưu cho Thành ủy ban hành Chỉ thị về “Lãnh đạo, phát triển, nâng cao chất lượng,

hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”; tham mưu cho UBND thành phố ban hành Chỉ thị về thực hiện Quyết

định số 521, ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 19/8 hàng năm là “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và nhiều văn bản khác hướng dẫn chỉ đạo công tác xây dựng các lực lượng nịng cốt trong phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở...

Để phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, Cơng an thành phố cần chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Ban Dân vận ở các cấp ký kết, triển khai các kế hoạch, chương trình phối hợp xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó nội

dung chủ yếu là vận động nhân dân phịng, chống tội phạm. Trong quá trình phối hợp, Cơng an thành phố và các cơ quan đoàn thể cần thường xuyên quan tâm tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên nâng cao cảnh giác trước tình hình hoạt động của các loại tội phạm với những nội dung, giải pháp phù hợp với từ giới, từng tầng lớp nhân dân, như: phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức phát động phong trào “Tồn dân tham gia phịng ngừa, phát hiện, tố

giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”; phối hợp với Đồn Thanh niên tun truyền vận động phịng, chống

tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; phối hợp với Hội phụ nữ vận động hội viên quản lý giáo dục con em trong gia đình khơng phạm tội và tệ nạn xã hội, tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm, thực hiện 4 không với ma túy (không sử dụng, không buôn bán, không vận chuyển, không tàng trữ); phối hợp với Liên đồn Lao động thành phố xây dựng các “Tổ cơng nhân tự quản” để giáo dục vận động công nhân cảnh giác, phòng chống tội phạm nơi cư trú; phối hợp với Hội Cựu chiến binh thành lập các “Tổ cán sự xã hội” ở các phường, xã, thị trấn để tham gia giáo dục, giúp đỡ các đối tượng vi phạm pháp luật và tổ chức cho các hội viên tham gia vận động nhân dân phòng, chống tội phạm; phối hợp với Hội nông dân vận động nông dân thực hiện 3 không với tội phạm và tệ nạn xã hội (khơng có người phạm tội, khơng có người nghiện ma túy, khơng có mại dâm) và 5 không với ma túy ( không thử, không sử dụng, không tàng trữ, không vận chuyển, không trồng cây có chất ma túy); phối hợp với Hội Người cao tuổi tổ chức câu lạc bộ “Ông, bà, cháu” để giáo dục con cháu không phạm tội và vận động các chức sắc ở các cơ sở tôn giáo tham gia vận động tín đồ phịng, chống tội phạm….Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa lực lượng Cơng an với các ngành, đồn thể như trên sẽ góp phần to lớn trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là phải thực sự dựa vào dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Quan điểm “cách mạng là sự

nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” khơng chỉ là sự kế thừa và

phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” của ông cha ta mà còn là vấn đề khoa học về tổ chức và quản lý xã hội, nhất là trên lĩnh vực ANTT, cần phải chăm lo đến lực lượng và phương pháp, cách thức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực tiễn đã chứng minh nhân dân là điểm tựa vững chắc, là tai mắt và sức mạnh to lớn cho lực lượng Công an trong các mặt cơng tác nghiệp vụ, nhất là phịng ngừa về công tác an ninh, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Những nguồn tin phát hiện kịp thời của nhân dân, từ người già đến trẻ em đã giúp lực lượng Công an phá những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm. Nhân dân theo dõi, bắt giữ tội phạm, nhiều tấm gương hy sinh quên mình. Nhân dân cảm hố đối tượng hình sự, giúp đối tượng cai nghiện ma tuý. Đặc biệt, nhân dân tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hoà giải ở cơ sở để tạo ra thế trận vững chắc cho cơng tác bảo vệ ANTT… Chính vì vậy, trong cơng tác tổ chức phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phải huy động được nhân dân tham gia xây dựng và nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của pháp luật, tôn trọng các quy tắc chung của cộng đồng về ANTT; phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức huy động được nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng các cơ quan và lực lượng chuyên trách bảo vệ ANTT; tổ chức để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ ANTT. Đồng thời, mục tiêu, nội dung vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc phải gắn liền và đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống

nhất quyền lợi với nghĩa vụ của công dân…Như vậy, dựa vào quần chúng, vận động, tổ chức quần chúng bảo vệ ANTT, phát huy tính tích cực của quần chúng, phát huy các mặt công tác nghiệp vụ Công an, có phương pháp, có kế hoạch, có cơ chế kết hợp tính tích cực của quần chúng với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của Công an là kinh nghiệm quý báu, rút ra từ đường lối chính trị của Đảng, từ thực tiễn phong trào quần chúng và từ sự sáng tạo của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đảng bộ công an thành phố hà nội lãnh đạo công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc từ năm 1991 đến năm 2008 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w