PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2 Khái quát ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Bình
Theo như quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khống sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn (2011-2015), tầm nhình đến năm 2020 và quyết định duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển CNVLXD tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Quảng Bình có tới 35 khu vực mỏ khoáng sản phục vụ cho ngành chế biến xi măng với trữ lượng lên tới hơn 2.000 triệu tấn; 56 khu vực làm mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, tài nguyên dự báo khoảng 1.267 triệu m3…
Nguồn tài nguyên, khoáng sản phát triển CNVLXD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được chia thành 3 nhóm chính: tài ngun, khống sản để sản xuất xi măng gồm : sét, đá vôi làm xi măng, phân bố ở địa bàn các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch; chủ yếu nằm lộ thiên và trên các tuyến giao thơng chính, đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng.
Theo khảo sát, đánh giá về trữ lượng đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có trữ lượng lớn, đảm bảo cho sản xuất xi măng lâu dài. Tài nguyên, khoáng sản khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường gồm: đá vơi làm vật liệu xây dựng, sét gạch ngói, cát sỏi xây dựng, đá ốp lát (granit, marble, gabbro, cát kết ), được phân bố ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn, có trữ lượng lớn, thuận tiện cho khai thác và vận chuyển, đáp ứng nhu cầu xây
Đại h
ọc Kinh
tế Hu
dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và cung cấp cho một số tỉnh lân cận như: Quảng Trị và Hà Tĩnh. Riêng cát thủy tinh, tập trung ở huyện Quảng Trạch và Bố Trạch, có trữ lượng rất lớn, cát trắng, sạch không nhiễm mặn, hàm lượng SiO2 99,5-99,8%, đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, kính xây dựng.
Với nguồn tài ngun, khống sản phong phú, Quảng Bình là một trong những tỉnh có ngành CNVLXD tương đối phát triển, đã sản xuất được phần lớn các chủng loại vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ngói nung, gạch ceramic, gốm sứ xây dựng, gạch terrazzo, gạch bloc, đá, cát vôi, bê tông, cao lanh, tấm lợp… với sản lượng hàng năm tương đối lớn và chất lượng ngày càng được cải thiện.
Giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng năm 2012 (theo giá cố định năm 1994), đạt 2.465 triệu đồng, bình quân hai năm 2011-2012 tăng 11.8%.
Hiện nay tỉnh có 270 cơ sở sản xuất cơng nghiệp vật liệu xây dựng, trong đó có 6 nhà máy xi măng với tổng công suất đạt gần 2,8 triệu tấn/năm; giải quyết việc làm cho 5.450 lao động trên địa bàn, đóng góp gần 43% thu ngân sách trong hoạt động sản xuất cơng nghiệp.
Có thể nói, sản xuất CNVLXD Quảng Bình giai đoạn vừa qua được phát triển theo đúng quy hoạch đưa vào vận hành thêm nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng mới như: xi măng lò quay, gạch tuy nen, khai thác đá xây dựng, khai thác và chế biến cao lanh… Nhiều cơ sở đã đầu tư, mở rộng công suất, đổi mới công nghệ, từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại, tạo nguồn hàng ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng của tỉnh và mở rộng thị trường ra các tỉnh ngoài.
Đến nay, sản xuất CNVLXD đã hình thành được các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, khẳng định thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực, với các sản phẩm như: xi măng sông Gianh và clinke, gạch ceramic…
Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh vốn có, Quảng Bình đang tiếp tục có những cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất cơng nghiệp. Đặc biệt, có cơ chế với ngành CNVLXD như; hỗ trợ đầu tư cho phát triển KCN, hạ tầng thiết yếu: đường giao thông, hệ thống điện, nước…; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.
Đại h
ọc Kinh
tế Hu