Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu Công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986) (Trang 25 - 29)

Cơng tác tư tưởng của Đảng diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động phức tạp.

2.1.1.1. Tình hình quốc tế

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai (hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ) tiếp tục phát triển tạo ra những thay đổi to lớn đối với đời sống của nhân loại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra khối lượng vật chất vô cùng to lớn, tạo ra bước phát triển mới cho các quốc gia. Nó đưa lồi người bước sang nền văn minh thứ ba - nền văn minh tri thức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 70, dẫn đến hậu quả các nước tư bản đều suy yếu. Với sự năng động và nhạy bén, các nước tư bản đã điều chỉnh chiến lược trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phịng; đặc biệt với việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã giúp các nước tư bản khôi phục lại sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, xuất hiện hai trung tâm kinh tế thế giới lớn là: Nhật Bản và Tây Âu, tạo ra sức ép với Mỹ.

Sau thất bại ở chiến tranh Việt Nam, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ trên trương quốc tế đã giảm so với thời kỳ trước đó. Nhưng với âm mưu làm bá chủ thế giới, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh lạnh để lấy lại vị thế của cường quốc số một trên thế giới.

Trong thời kỳ này ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng có những thay đổi to lớn. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển. Những thành tựu này đã khẳng định sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm cân bằng tương quan so sánh lực lượng với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù có được những thành tựu trên, nhưng sự phát của các nước xã hội không bền vững. Trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa vẫn bộc lộ những dấu hiệu trì trệ, kém hiệu quả và nguy cơ khủng hoảng. Đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mơ hình truyền thống của Liên Xơ, đã nảy sinh những điều khơng phù hợp với điều kiện lịch sử đã có nhiều thay đổi. Đó là việc xây dựng một cơ chế quan liêu, bao cấp về kinh tế, một nền chính trị chưa dân chủ, khơng tuân theo những quy luật khách quan về kinh tế xã hội. Lẽ ra, trước sự thay đổi của tình tình thế giới như vậy, các nước xã hội chủ nghĩa phải nhạy bén, điều chỉnh chiến lược phát triển của mình tạo ra bước phát triển mới cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa chưa sẵn sàng và chuẩn bị những điều kiện để điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với những biến đổi đang diễn ra trên thế giới.

Bên cạnh đó, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang có những bất đồng trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mâu thuẫn này là do hai nước này có quan điểm và cách xử lí khác nhau trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Mâu thuẫn này không những làm suy yếu sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, mà nó cịn tạo điều kiện để cho các nước đế quốc chống phá chủ nghĩa xã hội. Nó cịn đặt ra vấn đề phải giải quyết: quan hệ giữa lợi ích dân tộc và ý thức hệ; sự tác động tư tưởng đến một bộ phận cán bộ và nhân dân khi đã từ lâu có quan hệ và được giáo dục đào tạo quanh trụ cột quốc tế là Liên Xô và Trung Quốc.

Tình hình khu vực Đơng Nam Á cũng có nhiều chuyển biến mới. Đó là việc Mỹ rút qn khỏi Đơng Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã. Tháng 12/1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đơng Nam Á, mở ra cục diện hịa bình, hợp tác trong khu vực. Tuy nhiên, trong khu vực cũng tồn tại bất ổn trong mối quan hệ Việt Nam - Campuchia.

Với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Việt Nam đã trở thành tấm gương cho các nước trên thế giới noi theo. Vì Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh thắng được cường quốc số một trên thế giới là Mỹ. Vì vậy, sau thắng lợi của cách mạng Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới tiếp tục phát triển. Rất nhiều quốc gia đã giành được độc lập và lựa chọn con đường phát triển thích hợp cho dân tộc mình, trong đó có những nước lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp.

2.1.1.2. Tình hình trong nước

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nó đã hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà. Thắng lợi đó mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, với khí thế của một dân tộc vừa chiến thắng.

Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ 1954 - 1975 cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộ. Nó tạo tiền đề cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thành quả đó là sự nỗ lực, cố gắng, cần cù, sáng tạo của nhân dân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ.

Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến tranh do Mỹ để lại còn rất nặng nề. Trong thời gian miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Mỹ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng khơng qn và hải qn. Và nó đã tàn phá hầu hết những gì mà nhân dân ta đã dày cơng xây dựng, làm chậm lại quá trình phát triển của chúng ta.

Gần như toàn bộ các thành phố thị xã đều bị đánh phá, trong đó có 12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn; 4000 xã bị đánh phá, trong đó có 30 xã bị phá hủy hồn tồn. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu bị đánh với mức độ hủy diệt.Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị tàn phá. Mỹ đã đánh phá 3000 trường học, 350 bệnh viện, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng [14, tr.38].

Vừa phải chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời miền Bắc phải chi viện cho miền Nam về sức người sức của, đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam giành thắng lợi, đã làm cho miền Bắc không thực hiện được một số mục tiêu đề ra, đời sống nhân dân và tình hình đất nước cịn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mà công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh của chúng ta sẽ rất khó khăn và phải trải qua một thời gian dài.

Miền Nam tuy được giải phóng, nhưng những hậu quả của chế độ thực dân mới để lại cịn rất nhiều về cả chính trị, kinh tế, văn hóa xã hơi.

Đối với những người gắn bó với chế độ cũ cịn lại, một số phần tử phản động thì giấu mình chờ thời cơ hoạt động chống lại Đảng và Nhà nước ta, số cịn lại thì mang nặng tâm lí của chế độ thực dân kiểu mới, mặc cảm, tự ti với chế độ mới, khơng có việc làm. Tình trạng đó tạo ra sự khó khăn cho cách

mạng nước ta trong việc tạo sự đoàn kết, thống nhất trong khối đại đồn kết tồn dân tộc.

Trong q trình thống trị nhân dân ta ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã đầu tư phát triển cơng nghiệp ở Miền Nam. Nó tạo ra một sự phát triển của một số ngành công nghiệp nhưng lệ thuộc nhiều vào đế quốc Mỹ. Cơ cấu kinh tế không cân đối. Chủ yếu vẫn là kinh tế nơng nghiệp, sản xuất nhỏ, cơng nghiệp giữ vị trí thứ yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật không nhiều và chưa đồng bộ.

Trong khi chưa khắc phục được những hậu quả của 21 năm chiến tranh để lại, thì nhân dân ta lại phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam với Campuchia và biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Tình hình đó làm cho đất nước càng trở nên khó khăn khi chúng ta bị cắt giảm viện trợ đột ngột.

Những biến đổi tình hình quốc tế và trong nước tác động mạnh mẽ tới

Một phần của tài liệu Công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986) (Trang 25 - 29)