Công tác tuyên truyền, cổ động

Một phần của tài liệu Công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986) (Trang 41 - 54)

Sau chiến thắng 30/4/1975, công tác tuyên truyền, cổ động tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, nêu cao thắng lợi vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phổ biến rộng rãi các chính sách đối với vùng giải phóng, đập tan những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch, tổ chức phong trào quần

chúng đồn kết, khơi phục sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng chính quyền và các đồn thể cách mạng.

Công tác tuyên truyền tập trung vào việc đánh giá đúng tầm vóc thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Lúc này, một vấn đề được đặt ra là sau giải phóng và hồn thành thống nhất Tổ quốc, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hay dừng lại một thời gian để phục sau chiến tranh? Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, tháng 9/1975 đã phân tích tình hình mọi mặt, quyết định nhiệm vụ hồn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Giải quyết vấn đề trên, giữa tháng 11/1975, Ban Tuyên huấn Trung ương ra Thông tri Về tuyên truyền nhân dịp Hội nghị hiệp thương chính trị giữa hai đồn đại biểu hai miền Nam - Bắc bàn việc thống nhất nước nhà. Sau khi Bộ Chính trị ra chỉ thị lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước (1/1976), công tác tư tưởng tuyên truyển, cổ vũ cho cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc theo ngun tắc dân chủ, phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Kết quả ngày 25/4/1976, cử tri cả nước đã phấn khởi đi bỏ phiếu, đạt tỉ lệ 98,77%.

Việc triển khai các mặt công tác ở vùng mới giải phóng có nhiều khó khăn, phức tạp. Trước khi chế độ ngụy sụp đổ, Mỹ đã tiến hành "kế hoạch hậu chiến", cài cắm gián điệp, tình báo để sử dụng vào các hoạt động phá

hoại, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của cách mạng, gây tâm lý lo sợ bị khủng bố trả thù, nhất là trong các tầng lớp trí thức, cơng chức tư sản và những người đã từng cộng tác với chế độ cũ. Ngụy quân đã tan rã nhưng một số tên vẫn không chịu cải tà quy chính, lẩn trốn, chờ cơ hội tiến hành các hoạt động phá hoại. Nghị quyết 254 - NQ/BCT (7/1976) nhận định do cố gắng của các cấp, các ngành, các cán bộ, đảng viên: "Các hoạt động thông tin, tuyên

truyền, văn hóa....đã đạt nhiều kết quả". Ta đã sử dụng kịp thời và có hiệu quả

các đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, nhanh chóng xây dựng mạng lưới báo chí cách mạng trên tồn miền, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, đồng thời tích cực chống văn hóa phản động, đồi trụy. Đơng đảo nhân dân miền Nam trước đây bị địch băng bít, xuyên tạc, nay đã bắt đầu hiểu đúng hơn về độc lập và thống nhất, về các chính sách của cách mạng

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước với 333 đại biểu và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam thống nhất với việc đặt tên nước, quốc kỳ, quốc ca, thành phố Sài Gịn được mang tên Hồ Chí Minh đã mang lại niềm tin tưởng phấn khởi cho đồng bào cả nước.

Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp thông qua đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

Sau khi Đại hội kết thúc, ngày 20/12/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về công tác tuyên truyền, giáo dục Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng làm cho toàn Đảng, toàn dân thấu suốt Nghị quyết Đại hội, biến Nghị quyết thành chương trình hành động cụ thể, thiết thực của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cơ sở. Từ ngày 27/12/1976 đến ngày 5/2/1977, Ban Tuyên huấn Trung ương mở liên tục các lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội IV.

Đại hội IV đã thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 - 1980. Công tác tuyên truyền, cổ động tập trung vào vận động phát triển kinh tế, trước hết là tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông thôn theo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2 (7/1977). Cơng cuộc hợp tác hóa nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở miền Bắc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên thực trạng nền nông nghiệp nước ta lúc này đang đứng trước

nhiều khó khăn. Số hợp tác xã yếu kém và trung bình chiếm khoảng 70%. Nơng dân khơng gắn bó với hợp tác xã vì thu nhập từ kinh tế tập thể quá thấp.

Đảng ta nhấn mạnh có tình trạng yếu kém trong phát triển nơng ngiệp là do sai lầm trong đường lối và việc chưa nhận thức đúng vị trí hàng đầu của nơng nghiệp. Vì vậy, cơng tác tun truyền phải đảm bảo tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nơng nghiệp với ba mục tiêu chính là bảo đảm lương thực, thực phẩm cho tồn xã hội và có lương thực dữ trữ; tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Từ cuối năm 1976, Đảng ta đã liên tục cho xuất bản các tác phẩm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, về đạo đức cách mạng, về mặt trận dân tộc thống nhất, Bác Hồ với nơng dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Lênin và chủ nghĩa Lênin. Ban Tuyên huấn Trung ương giao cho các trường Nguyễn Ái Quốc, trường Tuyên huấn Trung ương mở nhiều lớp đào tạo cán bộ lý luận và cán bộ tuyên huấn. Ngày 19/3/1977, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 09 - CT/TW Về tăng cường cơng tác thơng tin và cổ động trong tình hình mới. Trong đó tập trung làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về những sự kiện quan trọng trong nước và thế giới, tuyên truyền về xây dựng nếp sống mới, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 3/8/1977, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 14 - CT/TW Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng và xuất bản tác phẩm "Mấy vấn

đề cơ bản trong đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" của đồng

chí Lê Duẩn.

Bước sang năm 1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết xuất bản Hồ Chí Minh tồn tập. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công tác nghiên cứu lý luận và công tác tư tưởng của Đảng. Ban Tuyên huấn Trung ương đã có nhiều chỉ thị tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng về giá cả, chính sách lương thực đối ngoại. Từ tháng 7/1978, tập trung quán triệt Nghị quyết Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương 4, khẳng định các nhiệm vụ cấp bách là kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Nhiệm vụ kinh tế quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và cân đối lương thực, thực phẩm; làm tốt nhiệm vụ quân sự, tăng cường khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang; tích cực mở rộng hoạt động đối ngoại; tồn Đảng, tồn dân tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với kẻ thu trong mọi tình huống.

Lợi dụng lúc cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn, bọn phản động ở bên ngồi móc nối với bọn phản động trong nước tiến hành các hoạt động phá hoại. Chúng lợi dụng khó khăn, khuyết điểm của ta để tuyên truyền xuyên tạc, gieo rắc hoang mang, kích động hàng loạt đồng bào ta bỏ ra nước ngoài, gây rối an ninh trật tự xã hội và nhân đó bơi nhọ chế độ ta, hạ uy tín quốc tế của ta. Cơng tác tư tưởng lúc này có sơ hở, lúng túng, bị động, chưa làm cho mọi người nhận rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch và hiểu đúng tình hình đất nước để chung sức phấn đấu khắc phục khó khăn, mau chống ổn định tình hình, làm thất bại âm mưu phá hoại của địch. Công tác tuyên truyền chống các luận điệu phản động cũng yếu và không kịp thời.

Những hành động xâm phạm biên giới và nguy cơ chiến tranh làm cho bộ phận quần chúng thêm lo lắng. Cơng tác tư tưởng lại kiên trì giải thích, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, vạch rõ âm mưu của các thế lực thù địch, khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên quân nhân cả nước sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu lượt người xung phong tham gia xây dựng phòng tuyến biên giới. Số thanh niên đăng ký nhập ngũ vượt xa số lượng cần tuyển. Hàng chục ngàn cán bộ các cấp, các ngành tình nguyện đi tham gia củng cố cơ sở, tăng cường cho các cấp, các ngành ở các tỉnh biên giới. Tháng 12/1978 và tháng 2/ 1979 quân và dân ta buộc phải cầm vũ khí

chiến đấu và đã chiến đấu thắng lợi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Ngày 12/10/1979, Ban Tuyên huấn Trung ương có kế hoạch hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Trung ương 6 tháng 8 năm 1979 về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và cơng nghiệp địa phương nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nghiêm trọng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Làm rõ đây là khởi đầu sự đột phá chuyển biến về nhận thức tư tưởng về đường lối kinh tế của Đảng, tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ, tạo điều kiện cho sản xuất "bung ra".

Công tác tuyên truyền, cổ động lúc này nắm vững ba nhiệm vụ phải thực hiện từ 1979 - 1981 là đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích sản xuất nơng nghiệp như ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm; bán cho Nhà nước theo giá thỏa thuận và được lưu thơng tự do, khuyến khích xuất khẩu nơng sản, sửa đổi cách phân phối ăn chia trong hợp tác xã. Ở miền Nam, cải tạo nông nghiệp phải đảm bảo đúng các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, cưỡng ép; thừa nhận các thành phần kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp.

Để chống tư tưởng ỷ lại vào viện trợ; đề cao tinh thần cần, kiệm, giản dị, khuyến khích dùng hàng sản xuất trong nước, dành hàng tốt cho xuất khẩu. Công tác tuyên truyền, cổ động tập trung vào động viên, thuyết phục tạo mọi điều kiện phát huy hết năng lực sản xuất chủ động trong sản xuất và kinh doanh; phát huy tác dụng của năm thành phận kinh tế. Khuyến khích các biện pháp tháo gỡ từng bước những ràng buộc của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở hướng để sản xuất "bung ra", kích thích lực lượng sản xuất phát triển, đáp ứng yêu cầu bức xúc của đời sống.

Để làm cho sản xuất "bung ra", công tác tư tưởng tập trung hướng dẫn Chỉ thị số 100 - CT/TW Về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm

đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, Quyết

định 25 - QĐ/CP(1/1981) Về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy

quyền chủ động sản xuất kinh doanh và Quyết định 26 - QĐ/CP(1/1981) Về mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Các chỉ thị và

quyết định trên đã cải thiện sản xuất và đời sống của nhân dân.

Phát huy những nhân tố tích cực, trong những tháng cuối năm 1980 Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức khảo sát tình hình, xây dựng đề án, lấy ý kiến một số ngành và địa phương, tháng 2/1981 trình Ban Bí thư ra Nghị quyết số 36 - NQ/TW Về những nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng.

Nghị quyết chỉ rõ công tác tư tưởng trong thời gian qua đã góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng nước ta. Cách mạng đang đứng trước những thuận lợi cơ bản, số đông cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vẫn vững vàng đương đầu với những khó khăn gay gắt, nhất là khó khăn về kinh tế và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, kẻ thù vẫn lợi dụng tình hình khó khăn phá hoại sự nghiệp cách mạng. Trong xã hội đã xuất hiện những hiện tượng khơng lành mạnh, phân vân với chủ trương, chính sách kinh tế; sức chiến đấu, nhiệt tình cách mạng bị giảm sút; một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, phạm tội...làm giảm sút uy tín của Đảng, gây khơng ít tổn thất cho cách mạng, đời sống nhân dân và tư tưởng của quần chúng cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết.

Nghị quyết chỉ rõ, công tác tư tưởng cần tiếp tục làm rõ mọi người có nhận thức thật đúng về tình hình; nhận rõ đúng sai, tìm nguyên nhân, xác định phương hướng; giữ vững cái đúng, khắc phục sai lầm; nắm vững đường lối của Đảng, chống khuynh hướng hữu hoặc “tả" trong thực hiện

đường lối, chủ trương về kinh tế của Đảng. Cần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ và kiên quyết chống lại âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch; tăng cường hợp tác với Liên Xô, Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác giáo dục thanh niên; công tác tuyên truyền, giáo dục trong các vùng dân tộc thiếu số. Tăng cường lãnh đạo mọi mặt công tác ở miền Nam cho sát với tình hình và đặc điểm của địa phương. Cải tiến cơng tác tư tưởng và kiện tồn cơ quan làm công tác tư tưởng.

Việc quán triệt Nghị quyết 36 của Ban bí thư đã góp phần làm cho đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu đúng hơn tình hình đất nước, thấy được những cố gắng đổi mới bước đầu và những khuyết điểm, sai lầm cần khắc phục. Tuy vậy, trong chỉ đạo thực hiện, việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tiến triển chậm; việc điều chỉnh giá, cải cách chế độ tiền lương và đổi tiền năm 1981 - 1982 có nhiều khó khăn, lúng túng, kết quả thấp. Những vấn đề cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý và chính sách kinh tế chưa được giải quyết đồng bộ nên chưa chặn lại được chiều hướng sút giảm của nền kinh tế, kéo theo nó là những khó khăn về đời sống, nhất là đối với những người hưởng lương, tâm trạng bi quan trong xã hội khá nặng nề. Những thế lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng ta có khó khăn, khuyết điểm, cơng kích Đảng và Nhà nước khơng có khả năng lãnh đạo kinh tế, nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Tháng 3/ 1982, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng là tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V. Cơng tác tun truyền góp phần làm rõ hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết điểm, động viên toàn đảng, tồn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nơng nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp

của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 1981 - 1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi quan, dao động về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà khơng gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực.

Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội V về cơng tác tư tưởng văn hóa, trong các năm 1983 - 1984 Bộ Chính trị và Ban Bí

Một phần của tài liệu Công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam (1975 1986) (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w