mới
Công tác tư tưởng gắn với tổ chức nghĩa là gắn với toàn bộ tổ chức và bộ máy của Đảng. Trước hết là những người làm công tác tư tưởng, bộ máy làm công tác tư tưởng phải thực sự là tổ chức khoa học, hiệu quả gồm những người có đủ phẩm chất và năng lực để chuyên làm công tác tư tưởng.
Đội ngũ những người làm công tác tư tưởng trong thời kỳ này đã có một lịch sử và quá trình gắn bó trung thành đầy hăng hái, hi sinh làm trịn nhiệm vụ với Đảng trong mặt trận tư tưởng và hoạt động tư tưởng. Nhưng khi đất nước bước sang thời bình, khi thế giới có rất nhiều đổi thay, họ cần phải
được bổ sung, đào tạo cho thích nghi với yêu cầu mới dám nghĩ, dám làm, dám điều chỉnh, tư duy năng động, sáng tạo để đủ sức làm người vừa truyền bá, biện minh nhưng cũng là người cung cấp dữ liệu và tham mưu cho việc hình thành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng.
Khi nói đến cơng tác tư tưởng gắn với tổ chức có nghĩa là gắn với bộ máy tổ chức của toàn Đảng. Bộ máy của cơng tác tư tưởng đóng vai trị là mũi nhọn, chun trách nhưng nó khơng thể tự hồn thành nhiệm vụ nếu khơng được sự ủng hộ và hoạt động nhất qn của tồn Đảng. Khi có sự lệch pha giữa cơng tác tư tưởng với bộ máy, đặc biệt là khi hoạt động của bộ máy có sự lạc hậu, trì trệ sẽ rất khó khăn cho cơng tác tư tưởng. Do đó giữa cơng tác tư tưởng và tồn bộ tổ chức hoạt động của Đảng phải liền một khối. Toàn Đảng phải tham gia làm công tác tư tưởng, bằng hoạt động của cả bộ máy từ Trung ương đến địa phương trong hệ thống chính trị.
Khi nói cơng tác tư tưởng gắn với tổ chức khơng chỉ nói với nghĩa là tổ chức Đảng mà cịn là tổ chức thực hiện. Nó phải gắn với thực tiễn, nói đi đơi với làm. Một tư tưởng sẽ tự làm nhục nó nếu khơng gắn với lợi ích kinh tế, khơng gắn với mảnh đất sinh động của hiện thực. Và xã hội phải kiểm định được sự có mặt của nó trong đời sống thực tiễn và kết quả hoạt động thực tiễn, kiểm định chân lý thông qua hành động thực tiễn và gương mẫu của cả hệ thống cán bộ từ Trung ương đến địa phương, trong đó có cả cán bộ làm cơng tác tư tưởng.
Cơng tác tư tưởng phải nhạy bén với cái mới. Về nguyên tắc, công tác tư tưởng phải trực tiếp tuyên truyền, giải thích bảo vệ đường lối, chính sách, và truyền bá hệ tư tưởng, quan điểm của Đảng. Nó phải đấu tranh khơng khoan nhượng với những biểu hiện lệch lạc tả, hữu, đi lệch đường lối, chính
sách, lập trường, quan điểm của Đảng, hệ chuẩn mực xã hội. Điều đó là hồn tồn cần thiết và đúng đắn.
Trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và những chuẩn mực xã hội chủ nghĩa theo “kiểu cũ” vẫn
giữ vị trí chủ đạo trong Đảng và trong xã hội. Nhưng do đất nước khủng hoảng kinh tế xã hội mà đã hình thành những sáng kiến tự phát như hiện tượng “khốn chui” trong nơng nghiệp, “bung ra sản xuất” trong các xí nghiệp cơng nghiệp. Sau đó là sự phổ biến của những hiện tượng này và sự xuất hiện phổ biến trong xã hội những hiện tượng sử dụng quan hệ hàng hóa, tiền tệ, thị trường….những hiện tượng này chưa hề có trong chủ nghĩa xã hội. Xa hơn là những cuộc tranh luận trong Đảng, trong xã hội về nhiều vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế. Nếu dựa theo những quan điểm và chuẩn mực cũ thì những hiện tượng này khơng bao giờ được thừa nhận, nhưng nếu phủ nhận nó, quay trở lại cách nghĩ, cách làm cũ thì đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng kinh tế xã hội. Đây chính là thời điểm khó khăn nhất của cơng tác tư tưởng. Sở dĩ, những yếu tố mới được chấp nhận, cuộc đổi mới kinh tế được lan rộng, công tác tư tưởng đã góp phần vào cơng cuộc đổi mới tồn diện về sau chính là nhờ vào việc Đảng đã có cái nhìn thận trọng nhưng nhạy bén với cái mới bước đầu thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Thừa nhận vì thực tế phức tạp nên việc trong Đảng cịn có những ý kiến khác nhau là chuyện bình thường. Miễn là trao đổi thẳng thắn, làm rõ đúng, sai, dùng thực tiễn mà kiểm định chân lý. Chính nhờ sự nhạy bén này mà cái mới được bảo vệ, phát triển. Sự nhạy bén này rất cần thiết trong những thời điểm bước ngoặt.
Khi nói đến nhạy bén với cái mới khơng những cần tư duy phát hiện mà cần có sự bao dung. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rất nhiều đến tư tưởng đại đồng, bao dung, trân trọng, dung nạp những ý kiến cịn khác nhau, biết
chờ đợi, tự điều chỉnh, khơng thể áp dụng tiêu chuẩn số đông cho một chân lý, cái mới, nhất là khi cái mới mới xuất hiện, mong manh, yếu ớt. Chấp nhận tính "động" của cơng tác tư tưởng là khả năng linh hoạt, sự điều chỉnh dưới tác động của sự phát triển tư duy của nhân loại và của thực tiễn.
Tóm lại, cơng tác tư tưởng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố: chủ thể, nội dung, khách thể, phương tiện và phương pháp, môi trường diễn ra hoạt động tư tưởng. Để công tác tư tưởng đạt hiệu quả cao thì cần chú trọng đến các yếu tố trên. Công tác tư tưởng thời kỳ 1975 - 1986 đã có những thành tựu đóng góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Đảng đề ra. Đặc biệt công tác tư tưởng đã từng bước tham gia vào quá trình đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó, cơng tác tư tưởng vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong những giai đoạn sau. Nét nổi bật của công tác tư tưởng thời kỳ 1975 - 1986 là sự quá độ chuyển tiếp đan xen những yếu tố cũ và mới, trải qua quá trình vận động trong thực tiễn những yếu tố mới dần được xác lập, tạo tiền đề cho cơng cuộc đổi mới tồn diện. Cơng tác tư tưởng thời kỳ 1975 -1986 để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho hoạt động tư tưởng các giai đoạn sau.
KẾT LUẬN
Cơng tác tư tưởng có vai trị hết sức quan trọng, là bộ phận cấu thành trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Trong mỗi giai đoạn của cách mạng, cơng tác tư tưởng đều có những đóng góp cho thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.
Sau khi đất nước giành được độc lập, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, rất nhiều vấn đề về con đường phát triển của đất nước được đặt ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế vô cùng sơi động, phức tạp.Vì vậy, đặt ra u cầu cho cơng tác tư tưởng trong thời kỳ này là biến niềm tin, sức mạnh của một dân tộc vừa chiến thắng thành nguồn sức mạnh xây dựng đất nước, khắc phục những tư tưởng lệch lạc và tham mưu cho Đảng và nhân dân ta về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Đồng thời, cơng tác tư tưởng cịn góp phần tạo ổn định tư tưởng trong nhân dân, tạo sự thống nhất về tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tạo ra sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày giải phóng, mặc dù hồn cảnh đất nước và quốc tế đã thay đổi, nhưng nước ta vẫn duy trì mơ hình chủ nghĩa xã hội theo quan niệm truyền thống, từ sau ngày miền Nam giải phóng đến trước Hội nghị trung ương 6 (8/1979). Mơ hình này bắt đầu bộc lộ nhưng bất cập và hạn chế, thể hiện sự khơng phù hợp với hồn cảnh nước ta lúc này. Điều đó đặt ra cho Đảng phải tìm ra con đường và bước đi thích hợp cho đất nước.Từ thực tiễn sôi động của đời sống nhân dân với những trăn trở suy nghĩ của mình, Đảng ta đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, từng bước điều chỉnh, trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đưa ra các giải pháp thực hiện các mục tiêu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khắc phục dần từng bước những biểu hiện nóng vội, chủ quan, đồng thời từng bước mở rộng, điều chỉnh lý luận.Từ Hội nghị
Trung ương 6 (8/1979) đến trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã từng bước đổi mới, tạo tiền đề để Đảng ta đổi mới toàn diện từ Đại hội lần thứ VI (12/1986).
Bên cạnh đó, cơng tác tư tưởng đã góp phần khẳng định và bảo vệ lập trường chính trị đúng đắn của Đảng và Nhà nước trước tình hình phức tạp trong nước và trên thế giới, từng bước tạo ra sự thống nhất trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực cơ hội, phản động, giữ vững ổn định chính trị. Cơng tác tư tưởng đã góp phần tạo sự đồn kết thống nhất trong Đảng và nhân dân.
Công tác tư tưởng trong thời kỳ này là sự đan xen giữa hai quá trình; một là quá trình biện minh cho cái cũ, cách làm cũ; hai là quá trình từng bước hình thành tư duy mới, cách làm mới, tham gia vào quá trình đổi mới.Trong thời kỳ này, thì cả hai quan niệm và cách làm này cùng vận động phát triển; trong đó quan niệm và cách làm cũ được đẩy lên đến đỉnh điểm, cịn quan niệm và cách làm mới từng bước được hình thành và kiểm nghiệm qua thực tiễn. Trải qua thực tiễn cách mạng, quan niệm và cách làm cũ bộc lộ những bất cập và hạn chế trong điều kiện lịch sử mới; quan niệm và cách làm mới cũng từng bước tỏ ra thích hợp, được xã hội chấp nhận nhưng cũng vấp phải sai lầm. Kết quả của quá trình vận động này là những quan niệm và cách làm cũ đã bị loại bỏ dần để thay vào đó là những quan niệm và cách làm mới phù hợp với thực tiễn đất nước. Điều đó tạo nên tính phức tạp nhưng vơ cùng sinh động và độc đáo của công tác tư tưởng thời kỳ này.
Công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ 1975 - 1986 chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố: nội dung, chủ thể, phương pháp, phương tiện, khách thể công tác tư tưởng và môi trường để tiến hành công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng muốn đạt hiệu quả cao thì phải tác động đến những yếu tố cơ bản trên.
Từ thực tế trong công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ này, đã để lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu và có ý nghĩa thiết thực. Có đường lối, chính sách đúng mới quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của cơng tác tư tưởng. Đường lối, chính sách vừa là kết quả của công tác tư tưởng vừa là nội dung của cơng tác tư tưởng. Vì vậy, cơng tác tư tưởng phải tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách. Hơn nữa, phải coi trọng vai trị của lý luận trong cơng tác tư tưởng. Và công tác tư tưởng phải gắn với tổ chức, trong mỗi bước ngoặt của đất nước, công tác tư tưởng phải nhạy bén với cái mới, nâng đỡ để cho cái mới có điều kiện phát triển.