2.1.1. Giới thiệu chung
Hiện nay, Bình Xun có 13 đơn vị hành chính, là huyện có nhiều thị trấn nhất cả nước với 5 thị trấn là Gia Khánh, Hương Canh, Thanh Lãng, Bá Hiến, Đạo Đức và 8 xã: Trung Mỹ, Thiện Kế, Hương Sơn, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Tân Phong, Phú Xuân.
Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 148,47 km2, trong đó đất nơng nghiệp chiếm (104,9619 km2) 70,69%, đất phi nông nghiệp (42,8915 km2) chiếm 28,89%, đất chưa sử dụng (0,6247 km2) chiếm 0,42%.
Vị trí địa lý huyện Bình Xun được xác định như sau: Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; Nam - Đông Nam giáp huyện Mê Linh, thuộc Hà Nội; Nam - Tây Nam giáp huyện Yên Lạc; Đông giáp thị xã Phúc Yên; Tây giáp huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.
Về dân số: Tính đến năm 2019, dân số trung bình của huyện là 131.013 người. Mật độ dân số là 899 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động của huyện khá cao khoảng 79.540 người, chiếm 68,09% dân số tồn huyện.
Về địa hình và thổ nhưỡng: Bình Xuyên là khu vực bán sơn địa nên địa hình mang tính chất chuyển tiếp, với đủ ba dạng địa hình cơ bản là vùng đồi núi, trung du và đồng bằng. Đây là vùng có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng, có thể khai thác ngành du lịch sinh thái, phù hợp với đinh hướng phát triển kinh tế đa ngành, là vùng có tiềm năng phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc.
Về khí hậu: Trong năm, huyện Bình Xun chịu ảnh hưởng khá rõ rệt của hai loại gió mùa là gió mùa đơng và gió mùa hè. Gió mùa đơng thổi theo hướng Đơng Bắc, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây nên thời tiết lạnh và khơ; gió mùa hè thổi từ tháng 4 đến tháng 9, theo hướng Đơng Nam, gây nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Nhìn chung, khí hậu Bình Xun có sự phân hóa khá rõ qua thời gian và khơng gian, đặc biệt có sự phân hóa theo độ cao, đã tạo ra nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp.
Về thủy văn: Hệ thống thủy văn huyện Bình Xuyên khá đa dạng với lượng nước tương đối điều hịa. Bên cạnh đó cịn có một hệ thống sơng, suối nhỏ khác như: sông Mắc
28
Áo, sông Cánh, sông Mây, suối Nứa. Khơng chỉ có sơng, suối, Bình Xun cịn có nhiều hồ, đầm, trong đó có những đầm nổi tiếng như: đầm Láng (Thanh Lãng), đầm Cả (Hương Canh - Đạo Đức), đầm Nội Phật (Tam Hợp).
Trên đây là khái quát chung về địa lý tự nhiên của huyện Bình Xuyên, đây là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa rất lâu đời và có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bình Xuyên
2.1.2.1. Chức năng của UBND huyện Bình Xuyên
UBND huyện Bình Xuyên (do HĐND huyện bầu ) là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
➢ Trong lĩnh vực kinh tế, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thơng qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; lập dự tốn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
➢ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai
Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thơng qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó; thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
29
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật; xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
➢ Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, xã, thị trấn;
Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
➢ Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt; quản lý, khai thác, sử dụng các cơng trình giao thơng và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
➢ Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện.
➢ Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin và thể dục thể thao
Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường học; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
Quản lý các cơng trình cơng cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hoá, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hố và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý; thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình.
➢ Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và
30
đời sống nhân dân ở địa phương; tổ chức thực hiện bảo vệ mơi trường; phịng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
➢ Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phịng tồn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo công tác huấn luyện dân quân tự vệ; khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngồi ở địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
➢ Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo,
Tun truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về dân tộc và tơn giáo; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt;
Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
➢ Trong việc thi hành pháp luật
Chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân;
Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo cơng tác hồ giải ở xã, thị trấn.
➢ Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính
31
Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật; quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình theo hướng dẫn của UBND cấp trên;
Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của UBND cấp trên; quản lý hồ sơ, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình HĐND cùng cấp thơng qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
- Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Mạnh Hùng
- Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Thị Hồng Nhung - Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Ngọc Bộ
Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Bình Xuyên ( phụ lục 01) 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND và UBND huyện Bình Xun.
2.1.3.1. Chức năng
Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Xun (sau đây gọi tắt là Văn phịng) là cơ quan chuyên mơn thuộc UBND huyện; có chức năng tham mưu - tổng hợp cho HĐND và UBND huyện về hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND huyện;
Trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
Văn phịng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự tốn kinh phí để hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phịng HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.
2.1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng các chương trình làm việc của HĐND, Thường trực HĐND và UBND,
32
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện, giúp Thường trực HĐND và UBND huyện tổ chức thực hiện chương trình đó.
Kiểm tra thủ tục chuẩn bị các văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cùng cấp và UBND cấp dưới, trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Phục vụ kì họp HĐND và các phiên họp, làm việc của UBND, Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND và các Ban của HĐND huyện với các đơn vị chun mơn, các đồn thể nhân dân và UBND xã, thị trấn. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra huyện giúp Thường trực HĐND và HĐND huyện trong việc tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản của Văn Phòng HĐND và UBND được giao theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐND, UBND huyện giao theo quy định. 2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức
Chánh Văn Phòng: Là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phịng HĐND và UBND huyện.
Các Phó Chánh Văn phịng HĐND và UBND huyện là người giúp Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân cơng.
Ngồi ra, cịn có cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các nhiệm vụ: Tham mưu, tổng hợp; hành chính quản trị, kế tốn, lái xe, bảo vệ, phục vụ, tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, quản trị mạng, văn thư, photocopy,…
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Xun (phụ lục 02)