các cơ quan, tổ chức; xây dựng chế tài thưởng phạt cụ thể, dùng làm căn cứ cho các cơ quan, tổ chức khi áp dụng vào thực tiễn.
❖ Có sự thống nhất về thẩm quyền, về thể thức và kỹ thuật trình bày, về quy trình ban hành văn bản hành chính
Qua khảo sát thực tiễn, tác giả nhận thấy hiện nay tại UBND huyện Bình Xun chưa có bất kỳ một văn bản pháp quy nào đề cập đến quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Vì vậy, để hồn thiện tốt cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Văn phịng HĐND và UBND Bình Xun nói riêng, UBND Bình Xun nói chung cần nhanh chóng, kịp thời thực hiện vấn đề sau:
Xây dựng và ban hành quy chế về soạn thảo và ban hành văn bản, trong đó cần quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành văn bản. Quy định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản.
Xây dựng chi tiết các bước trong quy trình soạn thảo và ban hành văn bản kèm theo trách nhiệm của người thực hiện. Thống nhất về thể thức, kỹ thuật trình bày các loại văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan nhằm tạo cho người soạn thảo trong việc áp dụng và tuân thủ thực hiện theo quy định.
Cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới của nhà nước, cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản do UBND huyện ban hành về công tác soạn thảo và ban hành văn bản để đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản.
Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong hệ thống văn bản pháp luật quy định khi áp dụng vào thực tế, nhằm hoàn thiện việc xây dựng và ban hành văn bản.
3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành văn bản
Trong tiến trình tiến hành đổi mới, con người ln là mục tiêu, đồng thời là động lực của tiến trình đó. Vai trị của nhân tố con người được xem như chủ thể của tồn bộ tiến trình cách mạng. Nhân tố con người có nội dung cơ bản được xác định như là những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng nói lên khả năng của con người, của cộng đồng người bao gồm các tiềm năng cần khai thác và phát huy. Đó là số lượng lao động, sức khỏe, trình độ học
52
vấn, chuyên môn kỹ thái độ lao động, ý thức xã hội chính trị của cá nhân, của nguồn lao động, của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nó chỉ ra những tiêu chí nói lên mức độ, khả năng sáng tạo của con người trong hệ thống các quan hệ xã hội cũng như tiến trình phát triển của lịch sử mà trong đó con người là chủ thể. Như vậy, việc đầu tư cho con người, phát huy vai trị của nhân tố con người ln là nhiệm vụ trung tâm của tổ chức.
Đội ngũ cán bộ cơng chức của Văn phịng HĐND và UBND huyện có vai trị hết sức quan trọng góp phần xây dựng và hồn thiện bộ máy chính quyền, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, cơng vụ, trong đó có cả hoạt động ban hành VBHC. Như vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc ban hành VBHC thì UBND huyện Bình Xun nói chung và Văn phịng HĐND và UBND huyện nói riêng cần có những giải pháp cụ thể sau đây:
3.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo UBND huyện Bình Xuyên
Ban lãnh đạo UBND huyện Bình Xun cần có sự quan tâm thường xun hơn nữa đối với công tác soạn thảo và ban hành văn bản, nhận thức về vai trị quan trọng của cơng tác tổ chức soạn thảo và ban hành văn bản hành chính để có định hướng, chỉ đạo mang lại hiệu quả cao trong công việc. Ban lãnh đạo cần cải thiện công tác soạn thảo văn bản bằng việc bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu các văn bản quản lý nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản.
Ban lãnh đạo phải có cái nhìn bao qt và tồn diện hơn về vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống hơn. Một khi lãnh đạo cơ quan hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính thì vai trị của các cán bộ công chức trực tiếp thực hiện công tác này sẽ được nâng cao. Đồng thời công tác soạn thảo và ban hành văn bản cũng được đầu tư, nghiên cứu, xây dựng các biện pháp thực hiện hiệu quả hơn.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào công tác soạn thảo và ban hành văn bản soạn thảo và ban hành văn bản
Nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức Văn phịng HĐND và UBND huyện Bình Xuyên trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tiếp tục quán triệt và nhận thức sâu sắc quan điểm, nguyên tắc, quy trình, quy định về văn bản và chất lượng văn bản QLHCNN. Rèn luyện tu dưỡng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Cần phải cập nhật liên tục những thông tin, quy định mới nhất về công tác soạn thảo, quản lý văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, tuân thủ các nguyên tắc, quy định của
53
pháp luật hiện hành.
Do vậy, UBND huyện Bình Xuyên cần tiến hành tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức về tầm quan trọng của văn bản cũng như công tác xây dựng và ban hành văn bản hành chính trong hoạt động QLHCNN, để họ quan tâm và đầu tư thích đáng thời gian cũng như công sức vào công việc được giao nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng và ban hành văn bản hành chính.
Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ, công chức về ý nghĩa của việc tuân thủ các quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính đối với chất lượng của văn bản. Nâng cao trình độ cho cán bộ cơng chức là vấn đề cần thiết phải giải quyết sớm giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả văn bản trong hoạt động QLHCNN.
3.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo văn bản thảo văn bản
Để hoạt động ban hành văn bản được nâng lên về cả số lượng cũng như chất lượng cần chú trọng đầu tư vào việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, cơng chức trực tiếp làm công tác xây dựng và ban hành văn bản trong cơ quan, cụ thể:
Phải có biện pháp tăng cường đầu tư và có kế hoạch lâu dài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản. Các cán bộ làm công tác soạn thảo phải được trang bị những kiến thức chuyên mơn sâu về QLHCNN, có kinh nghiệm và kiến thức quản lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực, phải có những kiến thức về chính trị, pháp lý cần thiết, bên cạnh đó yếu tố về nghiệp vụ, kỹ năng soạn thảo văn bản là những yếu tố không thể thiếu đối với những người làm công tác xây dựng và ban hành VBHC.
Để nâng cao trách nhiệm cũng như tạo điều kiện cho cán bộ chuyên tâm hơn vào cơng tác, UBND huyện cũng cần có quy định cụ thể về cơ chế giám sát và động viên khen thưởng kịp thời đối với cán bộ làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Ngồi ra, cần xem xét tình hình để bố trí thêm cán bộ làm cơng tác soạn thảo, tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác nhau, khơng chun tâm vào việc soạn thảo.
Tóm lại, việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Làm tốt cơng tác này sẽ góp phần nâng cao cơng tác xây dựng và ban hành văn bản của chính quyền cấp huyện.