Kết quả so sánh mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 94)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.3.4.Kết quả so sánh mô hình lý thuyết

3.3.4.1. Các điểm tương đồng giữa SV hai trường.

- Đa số giả thuyết về mối liên hệ thuận giữa các biến độc lập (ĐCHT, MĐHT, ĐKHT và HVHT) với biến phụ thuộc (HĐHT) đƣợc chấp thuận với mức ý nghĩa bác bỏ giả thuyết là 1%.

- ĐCHT chính là biến độc lập có liên hệ mạnh nhất ở cả hai trƣờng, sau đó đến các HVHT và ĐKHT.

- Đã xây dựng đƣợc mô hình hồi quy tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc (HĐHT) và các biến độc lập phù hợp với tổng thể, với mức ý nghĩa quan sát đƣợc là sig = 0,000 (< 0,05),

- Phƣơng trình thể hiện HĐHT dự đoán theo các biến độc lập khi các yếu tố ngoại lai khác đƣợc giả định là không thay đổi của SV Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật TPHCM đều đƣợc xác lập.

3.4.4.2. Các điểm khác biệt giữa SV hai trường.

- Với Trƣờng ĐH CSND tất cả các giả thuyết về sự ảnh hƣởng của các biến độc lập đến HĐHT đều đƣợc chấp nhận. Nhƣng với Trƣờng ĐH Luật TPHCM chỉ có 5/7 giả thuyết đƣợc chấp nhận. Hai biến (nhân tố) ĐCQHXH và MĐHT không đƣợc chấp nhận (vì Sig. lớn lần lƣợt là 0,071 và 0,174).

- Với 7 nhân tố sử dụng chạy hồi quy tuyến tính bội, Trƣờng ĐH CSND có 3 mô hình đƣợc trình bày, Trƣờng ĐH Luật TPHCM có 4 mô hình đƣợc trình bày.

95

định các yếu tố ảnh hƣởng ngoại lai không đổi), nhóm SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH CSND có gần 40,0% khác biệt của HĐHT quan sát có thể đƣợc giải thích bởi sự khác biệt về 3 biến độc lập gồm: ĐCHTTT, HVTNTT và ĐKHT.

- Với 4 biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy tuyến tính bội (giả định các yếu tố ảnh hƣởng ngoại lai không đổi), nhóm SV năm nhất ngành Luật Hình sự hệ chính quy Trƣờng ĐH Luật TPHCM có khoảng 34% khác biệt của HĐHT quan sát có thể đƣợc giải thích bởi sự khác biệt về 4 biến độc lập gồm: ĐCHTTT, HVTNTT, HVSDTT và ĐKHT.

- R2 điều chỉnh của Trƣờng ĐH CSND cao hơn ở Trƣờng ĐH Luật TPHCM. Giá trị d (Durbin-Watson) cũng khác nhau, Trƣờng ĐH CSND có d < 2 và tiệm cận xa giá trị 2 hơn (1,853); Trƣờng ĐH Luật TPHCM có d >2 và tiệm cận rất gần giá trị 2 (2,054).

- Kết quả kiểm định phƣơng sai ở các model đƣợc sử dụng cho thấy: Trƣờng ĐH CSND giá trị F = 51,142 cao hơn Trƣờng ĐH Luật TPHCM với F = 27,459.

Tóm lại, mặc dù chúng ta đều xây dựng đƣợc mô hình hồi quy tuyến tính bội với từng nhóm SV ở hai trƣờng nhƣng mô hình của Trƣờng ĐH CSND có độ tin cậy trong ƣớc lƣợng cao hơn so với mô hình của Trƣờng ĐH Luật TPHCM.

96

KẾT LUẬN

1. Kết luận.

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về HĐHT cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật TPHCM nhƣ sau:

1.1. Có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật TPHCM đƣợc khảo sát gồm: ĐCHT, MĐHT, ĐKHT và HVHT. Các yếu tố này và yếu tố HĐHT có những điểm giống và khác nhau giữa SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng, cụ thể:

- Có 27 khía cạnh của 05 yếu tố ĐCHT, MĐHT, ĐKHT, HVHT và HĐHT có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình (Trƣờng Đại học CSND đều cao hơn Trƣờng ĐH Luật TPHCM) và 8 khía cạnh không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của hai nhóm sinh viên.

- Cả 4 yếu tố ĐCHT, MĐHT, ĐKHT và HVHT của SV năm nhất hệ chính quy của Trƣờng ĐH CSND đều tích cực hơn so với SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH Luật TPHCM.

- SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng đều rất yêu thích ngành nghề mình đang học, có sự ý thức và chủ động cao trong HĐHT và phấn đấu học chủ yếu là vì công việc sau này.

- Đa số các điều kiện học tập của Trƣờng ĐH CSND đều đƣợc SV năm nhất hệ chính quy đánh giá cao hơn của Trƣờng ĐH Luật TPHCM.

- Phòng học và phƣơng tiện dạy học ở Trƣờng ĐH CSND đƣợc SV năm nhất hệ chính quy đánh giá cao hơn hẳn so với Trƣờng ĐH Luật TPHCM.

- Hành vi tham gia các cuộc thi kiến thức, thi học sinh giỏi, NCKH đƣợc SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH CSND thực hiện thƣờng xuyên

97

hơn. Ngƣợc lại, hành vi tham gia học nhóm, sinh hoạt CLB đƣợc SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH Luật TPHCM thực hiện thƣờng xuyên hơn.

1.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ĐCHT, MĐHT, HVHT và ĐKHT đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng có những điểm giống và khác nhau, cụ thể:

- Yếu tố ĐCHTTT là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở cả hai trƣờng.

- Đối với SV năm nhất hệ chính quy Trƣờng ĐH Luật TPHCM, yếu tố ĐCQHXH và MĐHT không ảnh hƣởng đến HĐHT.

- Đối với SV năm nhất hệ chính quy của Trƣờng ĐH CSND, 03 yếu tố ĐCHTTT, ĐKHT và HVTNTT có thể sử dụng để giải thích, dự đoán cho yếu tố HĐHT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với SV năm nhất hệ chính quy của Trƣờng ĐH Luật TPHCM, 04 yếu tố ĐCHTTT, ĐKHT, HVTNTT và HVSDTT có thể sử dụng để giải thích, dự đoán cho yếu tố HĐHT.

1.3. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra của đề tài và cơ bản phản ánh đúng các dự đoán ban đầu. Giữa SV năm nhất hệ chính quy ở Trƣờng ĐH CSND và Trƣờng ĐH Luật TPHCM mặc dù có rất nhiều điểm tƣơng đồng về mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo và tính chất nghề nghiệp, tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về ĐCHT, MĐHT, HVHT, ĐKHT và HĐHT. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hƣởng đến HĐHT của họ cũng có những khác biệt về mức độ và chiều hƣớng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 94)