Bàn luận về kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 92)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.3.3.Bàn luận về kết quả phân tích

Kết quả phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính của nghiên cứu cho thấy tất cả giả thuyết đặt ra đều đƣợc chấp nhận ở các mức độ khác nhau. Trong đó, ĐCHT là yếu tố mạnh nhất sau đó đến ĐKHT và tiếp đến là các HVHT ảnh hƣởng đến HĐHT của SV cả hai trƣờng. MĐHT có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể với SV cả hai trƣờng.

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu ta khẳng định động cơ chính là yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất để con ngƣời thực hiện các hoạt động nói chung và HĐHT nói riêng. Trong hai khía cạnh của động cơ là ĐCHTTT và ĐCQHXH thì ĐCHTTT là yếu tố ảnh hƣởng rõ nét nhất. Đó là các khía cạnh: học vì ham

mê, khao khát mở rộng tri thức; học vì yêu thích ngành nghề; học để lĩnh hội kiến thức mới; học vì thú vị với chương trình và học để khẳng định bản thân.

Các khía cạnh còn lại học vì sự kỳ vọng của ba mẹ, người thân; học vì danh tiến của trường, học vì cạnh tranh với bạn bè; học vì công việc sau khi ra trường có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể. Điều đó có thể lý giải đƣợc vì

thực tế đây là những khía cạnh nhạy cảm trong suy nghĩ của SV, không dễ dàng giải bày với ngƣời khác.

Kết quả phỏng vấn sâu đã làm rõ hơn vấn đề này: “Tôi nghĩ học chủ yếu là để có kiến thức, còn các lý do khác vẫn có những tôi không tiện nói ở đây” (SV HS-K35 Trƣờng ĐH Luật TPHCM). “Tôi đã mơ ước trở thành một chiến sỹ công an từ lúc còn nhỏ và bây giờ tôi đang học để thực hiện điều đó”

(SV D20S-Trƣờng ĐH CSND)

Tiếp theo ĐCHT là ĐKHT cũng có ảnh hƣởng lớn đến HĐHT của SV hai trƣờng. ĐKHT càng tốt thì các HĐHT diễn ra càng tích cực hơn. Những điều kiện cơ bản trong nhà trƣờng đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu và kết luận là

93

ảnh hƣởng khá lớn đến HĐHT của SV hai trƣờng gồm: đội ngũ giáo viên,

phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học, hệ thống CNTT, thư viện, sách báo, tài liệu học tập, các điều kiện giải trí, thể dục thể thao, các sân chơi, hoạt động các câu lạc bộ và công tác quản lý SV. Riêng khía cạnh chương trình đào tạo không phù hợp nên khi rút trích nhân tố, khía cạnh này nằm

trong nhân tố động cơ. Sau khi xem xét, tác giả nhận thấy, có sự sai sót trong phát biểu “Các môn học trong chương trình thú vị đối với tôi”. Đây là phát biểu không thể hiện đƣợc ý tƣởng hỏi về một ĐKHT.

MĐHT gồm các khía cạnh: học để đạt điểm cao; học để bạn bè coi

trọng, thầy cô quý mến, để được hưởng các quyền lợi, chế độ ưu đãi. Khía

cạnh học để hoàn thành nghĩa vụ của một SV bị loại khỏi mô hình khi phân

tích nhân tố. Và khía cạnh học để lĩnh hội kiến thức mới đƣợc rút trích vào nhân tố động cơ (lý do tƣơng tự nhƣ điều kiện về chƣơng trình đào tạo vừa nêu). Mặc dù, về mặt lý thuyết mục đích cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động, tuy nhiên trong nghiên cứu này, đều đó không thể hiện rõ. Nguyên nhân có thể là sự mơ hồ hoặc thiếu quan tâm của một số SV về MĐHT của mình, cũng có thể là thang đo chƣa tốt, không đo đƣợc chính xác yếu tố này. Phỏng vấn SV, tác giả nhận đƣợc câu trả lời: “MĐHT của SV hiện

nay không đơn thuần là điểm số hay các quyền lợi trước mắt. Nhưng để nói một cách cụ thể thì rất khó” (SV HS-K35 Trƣờng ĐH Luật TPHCM).

Trong các nghiên cứu trƣớc và trên thực tế có rất nhiều hành vi và nhiều cách để chia nhóm các HVHT của SV. Đặc biệt là trong thời đại CNTT, HVHT của SV càng đa dạng hơn. Với những hành vi truyền thống đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu này thật sự không đem lại kết quả nhƣ mong muốn. Các hành vi đơn giản nhƣ: chuẩn bị bài, nghiên cứu trước phương pháp,hành vi nghe giảng, ghi chép trên lớp nhanh chóng bị loại khỏi mô hình khi phân tích

94

thực hiện các hành động cụ thể. Mặc dù, nghiên cứu đã nhận thấy ảnh hƣởng của các hành vi nêu trên đến HĐHT của SV, nhƣng kết quả chƣa thật mĩ mãn. Một SV D20S Trƣờng ĐH CSND nói: “Học thì lúc nào cũng phải đọc tài liệu, ghi chép, nhưng thực sự chúng tôi không quan tâm nhiều đến các hành vi, cái mà SV rất quan tâm đó là việc thực hiện các hành vi đó như thế nào”.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 92)