Tóm tắt các khái niệm trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 30)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

1.2.5.Tóm tắt các khái niệm trong nghiên cứu

1.2.5.1. HĐHT của SV tại các trƣờng ĐH là sự tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện các hoạt động trong quá trình học tập để chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, hình thành thái độ đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp trong tƣơng lai và tạo nền tảng để vƣơn lên thích ứng với những yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài mà thực tiễn xã hội đặt ra.

1.2.5.2. ĐCHT của SV là sức mạnh tinh thần, sức mạnh bên trong điều khiển, điều chỉnh HĐHT nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu nào đó của mình.

ĐCHT đúng đắn, nghiêm túc sẽ thúc đẩy SV tích cực thực hiện các HĐHT để đạt đƣợc kết quả thỏa mãn nhu cầu, do vậy chúng tôi đƣa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: ĐCHT ảnh hƣởng tích cực đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng.

1.2.5.3. MĐHT của SV là các tri thức, các giá trị, các chuẩn mực…..mà các hành động học tập của SV đang diễn ra hƣớng đến nhằm đạt đƣợc nó.

Tất cả các hoạt động của con ngƣời đều có mục đích, mục đích đúng đắn, phù hợp cho từng hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng đƣa đến thành công, do vậy chúng tôi đƣa ra giả thuyết:

Giả thuyết H2: MĐHT ảnh hƣởng tích cực đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng.

1.2.5.4. ĐKHT (môi trƣờng khách quan) là các yếu tố, các nguồn lực, các quá trình hỗ trợ cần thiết từ bên ngoài để SV có thể thực hiện các HĐHT một cách đúng đắn và hiệu quả.

Mọi hoạt động đều diễn ra trong môi trƣờng xác định, môi trƣờng là yếu tố có ý nghĩa thúc đẩy (nếu thuận lợi) hoặc kìm hãm (nếu bất lợi) kết quả của hoạt động, do vậy ta có giả thuyết:

31

Giả thuyết H3: ĐKHT ảnh hƣởng tích cực đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng.

1.2.5.5. HVHT của SV chính là cách thức (phƣơng pháp) của hoạt động trí óc đƣợc thể hiện ra bên ngoài thông qua những thao tác cụ thể, nhằm chiếm lĩnh tri thức (tiếp nhận và làm gia tăng tri thức) trong quá trình học tập. Có nhiều dạng HVHT nhƣng bản chất nhất, cơ bản nhất là hành động phân tích, mô hình hoá, cụ thể hoá.

Hành vi học tập thể hiện cách thức, phƣơng pháp trong quá trình học tập. Hành vi học tập thực sự chủ động, tích cực, khoa học và phù hợp sẽ thúc đẩy HĐHT hiệu quả hơn, do vậy chúng tôi đƣa ra giả thuyết.

Giả thuyết H4: HVHT ảnh hƣởng thuận chiều đến HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 30)