Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 54)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

2.4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập.

Theo Hair & ctg (1998), factor loading (FL) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Mức tối thiểu của FL phải lớn hơn 0,3. FL ≥ 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair & ctg 1998 in Võ Thị Tâm 2010). Và KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, KMO dao động trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett để xem xét giả thuyết về độ tƣơng quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig<0,05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc 2005).

55

Dựa vào các lý thuyết nêu trên, các thang đo trong nghiên cứu sẽ đƣợc đánh giá đầu tiên bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Các biến có trọng số nhân số FL < 0,5 sẽ bị loại khỏi mô hình. Sử dụng phƣơng pháp rút trích các nhân tố principal components, tiêu chuẩn rút trích nhân tố eigenvalue là 1, phép xoay varimax. Nếu phƣơng sai ≥ 50% và trọng số nhân số có giá trị từ 0,5 trở lên thì thang đo đƣợc chấp nhận.

Tiến hành phân tích nhân tố với 31 khía cạnh của 4 biến độc lập gồm: ĐCHT, MĐHT, HVHT và ĐKHT đã đƣợc thiết kế và khảo sát lấy ý kiến của SV hai trƣờng. Kết quả, biến md1 có FL= 0,301 (Tôi học để hoàn thành nghĩa vụ của một SV) là trọng số lớn nhất của biến nhƣng là trọng số nhỏ nhất so với các biến còn lại nên bị loại trƣớc (Bảng 1, trang 107).

Tiếp tục phân tích sau khi loại dần các biến có trọng số < 0,5 bằng cách loại dần từng biến, từ biến có trọng số nhỏ đến biến có trọng số lớn hơn. Danh sách 04 biến bị loại theo thứ tự trƣớc sau gồm:

- md1 (FL=0,301) “Tôi học để hoàn thành nghĩa vụ của một SV”; - hv3 (FL=0,415) “Tôi chăm chú nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ”; - hv1 (FL=0,435) “ Tôi chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp”;

- hv2 (FL=0,440) “Tôi nghiên cứu các phƣơng pháp học tập phù hợp trƣớc mỗi môn học”.

Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhân tố

lần cuối với các biến độc lập và các nhân tố đƣợc rút trích Ký hiệu biến Tên biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 dk4 Phòng học, phƣơng tiện 0,794 dk5 Hệ thống CNTT 0,782

56 học tập dk7 Giải trí, TDTT, CLB 0,667 dk3 Đội ngũ giảng viên 0,644 dk8 Công tác quản lý SV 0,643 dk2 Phƣơng pháp giảng dạy 0,561 dc1 Mở rộng tri thức 0,783 dc2 Yêu thích ngành nghề 0,748 dc3 Khẳng định bản thân 0,547 dk1 Chƣơng trình học 0,600 md2 Lĩnh hội kiến thức mới 0,773 md3 Đạt điểm cao 0,761 md4 Bạn bè coi trọng 0,806

md5 Thầy cô quý mến 0,752

md6 Quyền lợi, chế độ

ƣu đãi 0,748

hv4 Trao đổi, thảo

luận 0,746

hv5 Làm bài tập 0,599

hv6 Đọc thêm tài liệu 0,755

hv7 Học nhóm, sinh

hoạt CLB 0,701

hv8 Tự đánh giá mình 0,685

hv9 Tham gia HĐ

ngoại khóa 0,695

57 NCKH

dc4 Vì ba mẹ, ngƣời

thân 0,617

dc6 Công việc sau này 0,657

dc5 Danh tiếng của

trƣờng 0,769

dc7 Cạnh tranh với

bạn bè 0,544

Bảng 2.5 thể hiện kết quả EFA lần cuối cho thấy bằng phép xoay varimax trong 27 biến có trọng số lớn hơn 0,5 có 07 nhân tố đƣợc rút ra. Chúng tôi đặt tên cho các nhân tố đƣợc rút trích nhƣ sau (Bảng 2.6):

Bảng 2.6. Các nhân tố đƣợc rút trích từ các biến độc lập

Ký hiệu Tên nhân tố Các biến Số lƣợng biến

F1 ĐKHT dk2 => dk8 7 F2 ĐCHTTT dc1=>dc3, md2, dk1 5 F3 MĐHT md3=>md6 4 F4 Hành vi tiếp nhận tri thức (HVTNTT) hv4=>hv7 4 F5 Hành vi sử dụng tri thức (HVSDTT) hv8=>hv10 3

F6 Động cơ bản thân & gia

đình (ĐCBT&GĐ) dc4, dc6 2

F7 ĐCQHXH dc5, dc7 2

58

- Tổng biến thiên đƣợc giải thích trong phân tích nhân tố này, Cumulative là 61,28% lớn hơn 50% (Bảng 3, trang 108).

- KMO = 0,833 lớn hơn 0,5. Ta kết luận phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Bartlets có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 < 0,05 (Bảng 2, trang 108). Ta kết luận các biến quan sát trong tổng thể có tƣơng quan với nhau.

Ta thấy, các điều kiện đã nêu ra khi tiến hành phân tích nhân tố điều thỏa mãn, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu các biến độc lập.

2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến - hoạt động học tập.

Biến phụ thuộc, HĐHT, có 4 biến quan sát, tiến hành phân tích nhân tố khám phá theo lý thuyết và các điều kiện tƣơng tự nhƣ đã thực hiện với các biến độc lập, ta có rút ra đƣợc một nhân tố bao gồm cả 4 biến quan sát và vẫn đặt tên là HĐHT. Tổng biến thiên đƣợc giải thích trong phân tích nhân tố với biến HĐHT, Cumulative là 59,8% lớn hơn 50% (Bảng 6, trang 109)

- KMO = 0,762 lớn hơn 0,5. ta kết luận phân tích nhân tố thích hợp., Kiểm định Bartlets có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,000 lớn hơn 0,05 (Bảng 5, trang 109). Ta kết luận các biến quan sát trong tổng thể có tƣơng quan với nhau.

Nhƣ vậy, các điều kiện đã nêu ra khi tiến hành phân tích nhân tố điều thỏa mãn, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)