Khái niệm về nghiên cứu so sánh trong giáo dục

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 29)

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

1.2.4. Khái niệm về nghiên cứu so sánh trong giáo dục

Có nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm làm rõ bản chất trong khái niệm về nghiên cứu so sánh trong giáo dục, nhƣng không có một định nghĩa thống nhất. Theo Koehl (1997) có ba phƣơng pháp luận liên quan đến định nghĩa nghiên cứu so sánh trong giáo dục. Thứ nhất là “miêu tả”, tập trung vào việc so sánh các thông tin thực tế về giáo dục. Thứ hai là “quy ƣớc”, một nghiên cứu so sánh đƣợc xem là công trình nghiên cứu mang tính chất hệ thống của hai hay nhiều hệ thống giáo dục, thƣờng là thuộc các nền văn hóa khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định. Thứ ba là “chức năng”, nhằm tìm kiếm các mô hình về thay đổi xã hội để xác định vai trò và chức năng của giáo dục trong phát triển kinh tế, xã hội (Koehl 1997 in Dƣơng Thị Hoàng Anh 2009).

Theo Dƣơng Thị Hoàng Anh (2009) thì Kazamias (1997) cho rằng nghiên cứu so sánh đã xuất hiện từ thế kỷ thứ XIX với những bài tƣờng thuật mang tính chất cá nhân và tự phát, cùng với các nghiên cứu có tính chất võ đoán mang tính chủ quan và lý thuyết. Và Noah và Eckstein (1969) cho rằng nghiên cứu so sánh đã trải qua năm giai đoạn phát triển. Trƣớc đây phƣơng pháp định lƣợng chiếm ƣu thế, hiện nay phƣơng pháp định tính dần thể hiện vai trò quan trọng trong nghiên cứu so sánh.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phƣơng pháp luận thứ nhất theo Koehl (1997) là “miêu tả” tức là tập trung vào việc tìm và so sánh một số yếu tố ảnh hƣởng đến HĐHT của SV năm thứ nhất hệ chính quy ở hai trƣờng. Đồng thời chọn phƣơng pháp định lƣợng để so sánh mức độ tác động của các yếu tố đến các HĐHT của SV năm nhất hệ chính quy ở hai trƣờng.

30

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên năm nhất tại các trường đại học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)