Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 32 - 36)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình

Bình.

2.3.1. Lịch sử hình thành

Mỗi triều đại phong kiến thường tôn lên hai thứ giá trị cao nhất, coi là hai mục tiêu có ý nghĩa cốt tử ngang nhau đối với vận mệnh của vương triều đó là: tơn miếu và xã tắc.

Xã tắc là đất đai, cượng vực cộng với sức dân trăm họ, đó là cái sở hữu của vương triều. Xã tắc an hay nguy- nghĩa là đất đai vương quốc hình yên hay xâm lấn, lịng dân thuận hay ốn- thì vương triều vững hay nghiêng. Tơn miếu là lăng tẩm cùng đền miếu thờ tổ tiên và các tiên đế, tiên hậu- theo quan niệm của vương triều là khí thiêng, ân trạch, là lực lượng tinh thần thiêng liêng để thống trị tinh thần cả trăm quan, trăm họ. Tôn miếu hưng hay phế, mồ mả tổ tiên an toàn hay bị đào bới thì vương triều vinh hay nhục.

Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có nhấn mạnh: “Khơng những xã tắc, tôn miếu của ta bị người khác dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị đào bới”.

Xét trên khía cạnh đó, thơn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà hay Thái Đường mà thời Trần gọi là hương Tinh Cương, phủ Long Hưng là

nơi đặt mộ tổ, là đất phát tích và sau đó đã được các vua Trần chọn làm nơi xây dựng tôn miếu sau khi lên ngôi, Thăng Long được chọn làm kinh đô và Tức Mặc là nơi xây dựng hành cung để nghỉ ngơi.

Các vị vua nhà Trần chọn Long Hưng làm nơi dựng lăng miếu vì nơi đây khơng những là nơi đặt mộ tổ- đất phát tích của dịng họ, mặt khác cịn vì Long Hưng có một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thơng , phát triển kinh tế cũng như quân sự. Long Hưng là bãi biển mới được bồi đắp do phù sa các sông lớn, nhất là sơng Hồng tạo nên. Do đó đất đai màu mỡ, sản xuất nơng nghiệp phát triển. Là nơi sông nhiều, thuận lợi cho nghề sông nước, cho giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp.

Do nhiều lý do mà trước đây khu di tích này đã bị hủy hoại dấu tích. Song cùng từng được tu tạo và duy trì trong cá triều đại sau đó. Sau khi cuộc Hội thảo và khai quật khảo cổ học chứng minh Tam Đường là đất phát tích nhà Trần, khu di tích này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp nhằm tái tạo lại nó. Năm 1990, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa- thơng tin, thể thao và Du lịch cơng nhận là Khu Di tích Khảo cổ học và Di tích Lịch sử Quốc gia. Ngay sau khi xếp hạng, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT & DL và UBND tỉnh , Sở VHTT & DL đã chỉ đạo Bảo tàng tỉnh bước đầu khôi phục nơi thờ các vị vua Triều Trần trên di chỉ khảo cổ này, nhằm mục đích tơn vinh một triều đại oanh liệt trong lịch sử dân tộc, nhằm khẳng định vai trị, vị trí của đất Tam Đường và cả vừng đất Thái Bình là nơi đặt mộ tổ, đất phát tích, q hương thứ hai của vua Trần, vùng hậu phương lớn của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.

Năm 1992, Bảo tàng Thái Bình đã xây dựng một cơng trình kiến trúc gỗ lim kết cấu chữ nhất, khơng có hậu cung, 7 gian, mái chảy, hồi văn 5 đấu, vì kèo chống đấu hoa sen, ngun là một ngơi đình cũ, được tơn dựng làm nơi thờ các vị vua Trần. Vị trí ngơi đền ấy nằm ở phía Bắc đường liên xã, quay về hướng Nam, cách đường 50m.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khố VIII về giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hố dân tộc, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau và đáp ứng lịng mong mỏi của đơng đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh, từ năm 1999 dự án đầu tư quy hoạch tu bổ, tơn tạo di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 25 tỷ đồng. Lễ yên vị thánh tượng các vua đầu triều Trần và Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã được long trọng tổ chức tại đền Trần Hưng Hà.

Để có cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Sở VHTT&DL phối hợp với UBND huyện Hưng Hà lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt, đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngày 31/12/2014, Thủ tướng đã ký Quyết định số 2408/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

2.3.2. Hệ thống đền thờ

Các cơng trình kiến trúc được bố trí theo hệ trục chính, chia thành các khơng gian như: khơng gian nội tự đền, không gian hành lễ, không gian vườn cây xanh, là một cơng trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc dân tộc và kiến trúc đình làng. Đặc biệt riêng Tồ hậu cung Đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc có kết cấu hình chữ đinh, gồm hai tồ tám gian, trên diện tích 359m2 đã được xây dựng bởi sự tài hoa, điêu luyện của những người thợ điêu khắc, sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy nghi tráng lệ của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

Bố trí thờ tự nội thất của đền Trần như sau: Tịa hậu cung:

1. Linh vị cụ Trần Kinh ( Truy tơn mục tổ Hồng Đế)

2. Linh vị cụ Trần Hấp ( Truy tơn linh tổ Hồng đế)

3. Linh vị Nguyên Tổ Trần Lý ( Truy tơn ngun tổ Hồng đế)

4. Thánh Tượng Thái Tổ Trần Thừa ( Truy tơn thái tổ Hồng đế).

Năm Bính Tuất ( 1226) ơng chính thức vào ngơi Thượng Hồng; năm Giáp Ngọ ( 1234) ngày 18 tháng Giêng, băng hà ở cung Phụ Thiên, mộ táng ở Thọ Lăng- Thái Đường.

Bên phải thờ Thánh Tượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Bên trái thờ Thánh Tượng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Tòa Đệ Nhị:

Ban thờ Thánh Tượng vua Trần Thái Tơng là ở chính giữa. ( Miếu hiệu của Trần Cảnh 1218 – 1277). Bên trái thờ Thánh Tượng vua Trần Thánh Tông. ( Miếu hiệu của Trần Hoảng 1240 – 1290). Bên phải thờ Thánh Tượng vua Trần Nhân Tông. ( Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 – 1308).

Tòa Bái Đường:

Thờ Ngai và Bài vị của hội đồng các quan, Tả thờ Văn Quan, Hữu thờ Võ Tướng Triều Trần.

Bên cạnh những cơng trình trên, sáng ngày 10/12/2009 tại quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt khu lăng tẩm các vua Trần xã Tiến Đức huyện Hưng Hà đã diễn ra lễ khai trương thư viện Đền Trần.

Thư viện đền Trần là thư viện cơng cộng cấp xã, được hình thành có sự hỗ trợ của thư viện KHTH tỉnh, huyện và Ban liên lạc họ Trần,...Thư viện Đền Trần góp phần tơn vinh lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thời đại nhà Trần. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, mở rộng hiểu biết cho nhân dân. Thư viện được đặt tại dải vũ bên phải, gồm ba giá sách, 1500 đầu sách về lịch sử nhà Trần, sách chính trị xã hội, văn hộc nghệ thuật,...

cơng xây dựng tịa Ngũ Tiền Mơn - Cổng chính khu di tích đền thờ - lăng mộ các vua Trần, cho đến nay đã hồn thành. Tiếp đó, UBND huyện Hưng Hà đã hoàn thành xây dựng tuyến đường trục thần đạo, bãi đỗ xe và đường ra các mộ vua đầu nhà Trần, Tịa Phương Đình trên trục thần đạo trong khn viên di tích.

Hiện tại, vẫn cịn một số hạng mục cơng trình khác đang chờ nguồn vốn đầu tư để tiếp tục xây dựng trong thời gian tới để phát triển khu di tích.

Cùng với quần thể di tích đền Trần ở thơn Tam Đường, cịn có Lăng thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung tại xã Liên Hiệp và nhiều di tích thờ Hồng thân quốc thích, Hồng hậu, cơng chúa nhà Trần tại xã Tiến Đức, chùa Hội Đồng và các xã khác trong huyện của tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w