Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể d
3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn
tồn nguồn tài nguyên du lịch văn hóa.
Người dân Việt Nam với tâm lý đi chùa, lễ hội cầu may mắn bình an nhưng khơng hẳn ai cũng đến những nơi thanh tịnh này để cầu may cả. Ta có thể dùng đến từ “a dua” để nói về tình trạng chung của người dân khi đến các đình chùa các đền nhất là tại lễ khai ấn đền Trần. Thấy mọi người đi lễ nhiều người cũng đổ xô đi cho theo phong trào mà khơng biết mình đến đó làm gì và với mục đích gì. Chen lấn xơ đẩy nhau để cướp ấn, cướp đồ lễ trên bàn thờ với hy vọng may mắn trong năm. Mọi người hầu như chưa ý thức được việc đi lễ như thế nào cho đúng cả nên việc thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân là điều vô cũng cần thiết để phát triển du lịch tâm linh nói chung và tại Đền Trần nói riêng.
Thứ nhất đề cao hơn nữa những giá trị văn hóa tốt đẹp.Tuyên truyền quảng bá cho người dân địa phương nhận thức được ý nghĩa phát triển của hoạt động du lịch và nguồn lợi từ du lịch mang lại.
Giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội cho người dân từ đó giúp họ có ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng nếp sống văn hóa gia đình. Đó chính là yếu tố hình thành nên nguồn tài ngun du lịch văn hóa quan trọng.
Đối với khách du lịch đến di tích đền Trần
Đầu tiên phải nâng cao ý thức bảo tồn giá trị tài nguyên di sản văn hóa của dân tộc và du khách rất cần tới vai trò của hướng dẫn viên và cán bộ quản lý khu di tích.
Cần có những biển chỉ dẫn, nghiêm cấm cho du khách nhằm hướng dẫn, cảnh báo. Tăng ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên di sản văn hóa chung.