Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã
2.5.1. Thị trường và khách du lịch
Năm 2014 lễ hội tại đền Trần tỉnh Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đến năm 2015, “Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần” được Nhà nước cơng nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt.” . Cho đến nay, lượng khách về thăm quan, hành hương tại đây tăng lên đáng kể. đặc biệt trong đêm khai mạc lễ hội năm 2016, với sự góp mặt của. phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cùng lãnh đạo các bộ ngành, các sở ban ngành trong tỉnh và một số các lãnh đạo UBND huyện của các tỉnh lân cận... Tại buổi lễ, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh trao Bằng cơng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; buổi lễ đã diễn rất trang trọng và thu hút một lượng khách lớn lên đến hàng trăm nghìn người.
Bảng 2.1: Số lƣợng khách du lịch đến tham quan tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà
Nguồn: BQL di tích Đền Trần Theo như lời của BQL di tích đền Trần, lượng khách đến thăm quan hàng năm ước tính từ 25 nghìn đến 30 nghìn người/ năm. Lượng khách đến đền Trần tập trung từ tháng 8 đến tháng 3 âm lịch năm sau. Chủ yếu vào mùa xuân khi diễn ra lễ khai ấn với các tục lệ và trò chơi dân gian. Thời gian còn lượng khách du lịch cũng tương đối ổn định và tăng đều theo các năm. Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ 10/3; 30/4-1/5 với khoảng thời gian nghỉ tương đối dài. Đặc biệt, vào ngày 10/3 âm lịch năm 2016 UBND huyện Hưng Hà tổ chức đón bằng chứng nhận lễ hội Tiên La (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) là
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016 và khai mạc lễ hội Tiên La. Sự
kiện này đã thu hút hàng nghìn khách du lịch về trẩy hội, hành hương tại đây. Song song đó, thúc đẩy lượng khách đến tham quan tại khu di tích đền Trần xã Tiến Đức hơn mọi năm.
Thị trường khách du lịch
Khách du lịch đến thăm quan tại đền Trần chủ yếu là khách nội địa chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong tổng lượng khách. Khách du lịch hầu hết đến từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Vào mùa lễ hội trong đó có đêm khai ấn cịn có nhiều khách du lịch đến từ những nơi xa xơi khác như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Ninh, Huế,…. Hiện tại, vì chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức lễ hội nên BQL di tích chưa thống kê được con số chi tiết lượng khách cũng như
tỉnh, thành phố có du khách đến tham quan đền Trần. - Cơ cấu khách du lịch
Khách du lịch tới đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà với mục đích chính là tham quan, lễ hội, tín ngưỡng ngồi ra cũng có những đối tượng khách kết hợp tham quan với nghiên cứu, tìm hiểu khu di tích lịch sử, cũng như những ảnh hưởng của nhà Trần tới vùng đất này. Tuy nhiên, mức độ lưu trú của khách du lịch tại đây còn tương đối thấp, do sự hạn chế của các dịch vụ cũng như cung đường chưa thuận lợi.
( Nguồn: khảo sát thực tế)
Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện mục đích chuyến đi tham quan của khách du lịch.
Đặc điểm khách du lịch văn hóa tâm linh đến đền Trần:
Như đã phân tích ở trên, khách du lịch đến Thái Bình chiếm phần lớn là khách du lịch văn hóa tâm linh,du lịch lễ hội, trong đó khu du lịch đền Trần
sản văn hóa tâm linh đền Trần, tơi nhận thấy khách du lịch văn hóa tâm linh đến khu di tích này có các đặc điểm sau:
Độ tuổi: Những người tham gia du lịch văn hóa tâm linh đến đền Trần
chủ yếu ở độ tuổi trung niên từ 36 đến 55 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là lứa tuổi trung niên, họ đã đạt những mặt ổn định nhất định về gia đình,cơng việc, kinh tế và thời gian tương đối thoải mái. Bên cạnh thu nhập hàng tháng, họ đã có những khoản dư thừa để phục vụ cho những nhu cầu vật chất và tinh thần. Trong đó, việc cải thiện sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, họ thường chọn du lịch làm hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần. Đặc điểm của đối tượng khách này là khơng thích sự ồn ào, náo nhiệt hay mạo hiểm nên họ thường chọn các điểm đến có khơng gian n tĩnh, khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành như các di tích tơn giáo, danh lam thắng cảnh như đình, chùa, đền…để cảm nhận khơng gian thanh bình, tĩnh tâm…phù hợp với tâm lý tuổi trung niên. Ngồi ra, các điểm du lịch văn hóa tâm linh tại Thái Bình cịn thu hút một lượng lớn khách du lịch trẻ tuổi là học sinh, sinh viên, khoảng từ 20 đến 35 tuổi. Đối tượng khách này là những người trẻ, năng động, thích đi đây đó để tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Nhóm khách này thường đến đền Trần vào các dịp hội chính để hịa mình vào khơng khí náo nhiệt nơi đây.
Giới tính: Các điểm du lịch văn hóa tâm linh thường có sức hút với nữ
giới hơn nam giới vì xét theo khía cạnh tâm lý, nam giới được coi là phái mạnh, cứng rắn, mạnh mẽ, sống thiên về lý trí cịn nữ giới là phái yếu, cả tin, sống thiên về tình cảm nhiều hơn nên dễ có cảm giác lệ thuộc vào tâm linh hơn.
Học vấn, nghề nghiệp: Theo thơng tin của BQL di tích đền Trần, hì du
khách đến đây có trình độ học vấn, nghề nghiệp rất đa dạng. Trong đó, chiếm phần lớn là cơng nhân, viên chức (khoảng 50%). Họ là những người có trình độ học vấn cao, có sự trải nghiệm cuộc sống và am hiểu nhất định về các yếu tố văn hóa lịch sử địa phương. Những người làm kinh doanh buôn bán
cũng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 20%). Họ đến với mục đích tín ngưỡng tâm linh rõ ràng và khơng quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ và môi trường cảnh quan. Bên cạnh đó, di tích đền Trần cịn thu hút đối tượng học sinh sinh viên, khách hưu trí và các đối tượng khác.
Mục đích du lịch: Du khách đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh với
mục đích chính là thăm quan di tích, thư giãn, tín ngưỡng. Trong đó, đối tượng khách du lịch buôn bán thường thiên về mục đích tín ngưỡng văn hóa tâm linh nhiều hơn. Hoạt động chính của họ khi đến các điểm di tích là lễ bái, cầu khấn… Trái lại, đối tượng khách học sinh, sinh viên thì chủ yếu đến để tham gia các hoạt động náo nhiệt của lễ hội, sau đó là cầu thi cử, học hành, cầu duyên. Còn đối tượng khách hưu trí thì thường đi với mục đích chiêm nghiệm cuộc sống, đến để tìm sự bình yên trong tâm hồn của họ. Họ cũng tin vào Đức Thánh Trần, nhưng niềm tin khơng đến mức cuồng tín.
Thời điểm đi du lịch: Với quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi”, đi
lễ đầu năm để cả năm được may mắn. Chính vì vậy, thời điểm du lịch văn hóa tâm linh tập trung vào dịp đầu năm từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm.
Hình thức du lịch: Phần lớn lượng khách tham gia hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh đều đi về trong ngày và thường tự tổ chức chuyến đi chứ ít mua tour của các cơng ty du lịch. Họ ít sử dụng các dịch vụ tại điểm du lịch, nếu có chủ yếu là ăn uống, mua sắm đồ lễ hoặc quà lưu niệm, đặc sản quê hương.