Với ban quản lý khu di tích

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 82 - 98)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Với ban quản lý khu di tích

Tạo điều kiện để khách du lịch đến thăm khu di tích vào mọi thời gian trong năm.

Xây dựng các chương trình dân gian tại các lễ hội truyền thống như hát chèo, chầu văn ca trù… và các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội để tăng sức thu hút hấp dẫn khách du lịch.

Xây dựng các chương trình quảng bá du lịch, quảng bá hình ảnh giá trị văn hóa lịch sử của điểm đến.

Tăng cường công tác của các tổ chức quản lý.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại điểm du lịch như nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của du khách. Tăng cường công tác quản lý đảm bảo cung cấp dịch vụ an tồn cho khách du lịch.

Có kế hoạch cơ chế xây dựng đầu tư tu bổ cơng trình bằng tiền cơng đức của nhân dân.

Phát huy vai trò cộng đồng dân cư, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia làm du lịch, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư địa phương tại khu di tích.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Khu di tích đền Trần là di sản văn hóa q giá của quốc gia và là tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh Thái Bình. Đây là điểm du lịch văn hóa lớn nhất trong khu vực và đã trở thành điểm du lịch quốc gia. Ngày càng có nhiều người đến dự lễ khai trương đầu xn. Quần thể di tích văn hóa đền Trần ở Thái Bình đã và đang được nhà nước quan tâm chăm sóc, ngày càng dành nhiều khơng gian để làm đẹp. Để tiếp tục thực hiện các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại khu di tích đền Trần, cần thực hiện các giải pháp quy hoạch tổng thể, tôn tạo và bảo vệ, phát huy giá trị gia tăng, phát triển và sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng. , và hình thành các tuyến du lịch đa dạng. để thu hút khách du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động du lịch, đồng thời tích cực quảng bá, quảng bá các khu di sản cũng là một giải pháp khả thi để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những điều kiện trên cho thấy huyện Hưng Hà nhìn thấy thị trường du lịch và tiêu thụ hàng hóa lớn, song cũng là thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh mà quần thể Di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà là một điểm du lịch điển hình.

Với những giải pháp nêu trên, hi vọng các Ban ngành, tổ chức và cá nhân tích cực xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện các hạng mục cơng trình cịn lại trong quần thể khu di tích đền Trần để có thể đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong những mùa lễ hội tiếp theo. Bên cạnh đó, cần duy trì và gìn giữ những nghi lễ truyền thống, các trị chơi dân gian đặc trưng tại đây để thu hút khách du lịch, góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh trong địa bàn huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN

Tài nguyên du lịch nhân văn, được thể hiện bởi hệ thống các di tích văn hóa tín ngưỡng dân gian, tạo nên những di sản văn hóa ở Thái Bình, hầu hết đều có nhiều tiềm năng khai thác, phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh. Khai thác được các tài nguyên du lịch đó sẽ góp phần định hướng cho sự phát triển các ngành dịch vụ - thương mại.

Tổ chức hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được đề cập sẽ đưa đến cho khách du lịch những cảm xúc, hiểu biết mới về tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa, mĩ thuật, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, và góp phần xây dựng các chương trình du lịch, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, xã hội ở quanh khu di tích thiêng liêng.

Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu lịch sử, văn hóa, Hán tự, khảo sát thực tế tại một số đền nổi tiếng thờ các vị vua Trần, tiếp cận đề tài bằng nhiều phương pháp khoa học và chuyên môn. Đặc biệt, là tác giả đã nhận được sự hướng nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung – người đã định hướng chuyên môn và hướng dẫn tận tình trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tác giả khóa luận xin cảm sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Quản lý xã hội… đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả về tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài này.

Đồng thời tác giả khóa luận cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban quản lý di tích đền Trần, các thủ nhang đồng đền tại tỉnh Thái Bình và lân cận đã tận tình, thân thiện hợp tác và cung cấp thơng tin q giá về văn hóa tâm linh tại đền Trần, đã giúp đề tài khóa luận hồn thành u cầu nghiên cứu.

Tiếp đó, tác giả xin gửi tới gia đình, bạn bè, các anh, chị khóa trên đã giúp đỡ về nguồn tư liệu và nghiệp vụ hoàn thành đề tài này.

Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tay của tác giả. Chính vì vậy, nội dung luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và cách trình bày chưa được hấp dẫn. Kính mong Hội đồng khoa học có những đánh giá nhận xét, chỉ dẫn thêm cho tác giả khóa luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb.Tổng hợp

Đồng Tháp, 1998.

2. Luật du lịch năm 2017

3. Nguyễn Duy Hinh, Tâm Linh Việt Nam, Nxb. Từ điển bách

khoa,2008

4. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh, Nxb.Văn Hóa Thơng Tin,

2002

5. Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng (1983), Các triều đại Việt

Nam,Nxb.Thanh Niên.

6. Nguyễn Bích Ngọc (2009), Nhà Trần trong văn hóa Việt

Nam,Nxb.Thanh Niên.

7. TS.Dương Văn Sáu (2007), Di tích Lịch sử -Văn hóa và Danh thắng

Việt Nam,Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

( 2005), Từ điển Bách Khóa Việt Nam, tập 1, 2,3,4, Nxb Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

9. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb.KHXH, H.1998, Tập I, II

10. Đặng Hùng, Long Hưng- đất phát nghiệp Vương triều Trần, Nxb

Văn hóa- thơng tin Hà Nội, 2011

11. Trần Ngọc Thêm ( 1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, trường ĐHTH,

Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Giáo Dục,

12. Tổng cụ du lịch Việt Nam trung tâm công nghệ thông tin du lịch ( 2008), Non nước Việt Nam, NXB Tổng cục du lịch Việt Nam

13. Ngàn năm đất và người Thái Bình, SởVăn hóa –Thơng tin Thái

Bình, 1990.

14. Nhà Trần và con người thời Trần, Viện Sử học Hội khoa học Lịch

15. Vũ Đức Thơm & Phạm Tất Lượng,Đền Trần và Thái Đường lăng, Ban Tuyên giáo huyện ủy Hưng Hà, 2005.

Nguồn từ các webise

https://sovhttdl.thaibinh.gov.vn https://www.mpi.gov.vn

https://thaibinh http://hungha.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát điều tra

Phiếu khảo sát điều tra về thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Đền Trần Thái Bình

Xin trân trọng kính chào quý anh (chị)

Hiện nay tác giả đang làm khóa luận về đề tài „Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tai quần thể Di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” và dưới đây là bảng điều tra câu hỏi về các hoat động du lịch tâm linh đối với khách du lich khi đến Đền Trần và những nhân xét, đánh giá về cách khai thác, phát triển du lịch tâm linh tại nơi đây.

Với mỗi câu hỏi anh chi hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất theo suy nghĩ và cảm nhân của anh chi. Những thơng tin mà anh chi cung cấp chính là những thơng tin cần thiết giúp chúng tơi có đươc thơng tin chính xác nhất về thưc trang du lich tâm linh nơi đây để đưa ra các biên pháp phát triển mơt cách hơp lý nhất.

Kính mong anh chi trả lời câu hỏi môt cách khách quan nhất

1. Thông tin cá nhân

1.1 Ho và tên: (không bắt buôc) 1.2 Đô tuổi:

1.3 Giới tính: 1.4 Nghề nghiêp:

2. Câu hỏi trắc nghiệm

2.1 Mục đích của anh chi khi đến Đền Trần là gì?

A. Du lich tâm linh

B. Tham quan di tích

C. Nghiên cứu

D. Muc đích khác

A. 1 B. 2 C. 3 D. > 4

2.3 Anh Chị thích đến Đền Trần vào khoảng thời gian nào?

A. Thời điểm lễ hội

B. Thời điểm ngoài lễ hội

C. Cả hai thời gian trên

2.4 Anh chi nhân xét gì về thức trạng khai thác và bảo tồn di tích

A. Đang được khai thác ở mức đô rất tốt

B. Đang được khai thác ở mức đô tốt

C. Đang được khai thác ở mức đơ bình thường

D. Đang được khai thác ở mức đơ kém

2.5 Cơ sở vất chất khu di tích có đƣơc đảm bảo khơng

A. Bảo tồn ở mức đô rất tốt

B. Bảo tồn ở mức đô tốt

C. Bảo tồn ở mức đơ bình thường

D. Bảo tồn ở mức đơ kém

2.6 Các cơ sở tham quan giải trí mua sắm phuc vụ cho lễ hội diễn ra nhƣ thế nào

A. Các điểm tham quan giải trí phục vụ cho lễ hội diễn ra theo đúng truyền thống đảm bảo an ninh trật tự

B. Các điểm tham quan giải trí phục vụ lễ hội diễn ra khơng theo trât

tự, mất kiểm sốt an ninh

2.7 Anh chị nhận xét về mức độ và cách tổ chức lễ hội tại đền Trần

A. Hê thống tổ chức lễ hội tại đền trần diễn ra theo đúng như truyền

thống với mức độ trang nghiêm, trât tư rất cao

thống với mức độ trang nghiêm, trật tư cao

C. Hê thống tổ chức lễ hội tại đền Trần diễn ra theo đúng như truyền

thống với mức độ trang nghiêm, trật tư trung bình

D. Hê thống tổ chức lễ hội tại đền trần diễn ra theo đúng như truyền

thống với mức độ trang nghiêm, trật tự kém

2.8 Nhân xét của anh chị về cách quản lý lễ hội của ban tổ chức lễ hội

A. Quản lý đưồng đều, thống nhất từ trên xuống

B. Quản lý không đồng đều, thống nhất

2.9 Anh chị là ngƣời địa phƣơng hay từ nơi khác đến Đền Trần

A. Người địa phương

B. Nơi khác

2.10 Anh chị có theo đạo phật khơng

A. Có

B. Khơng

2.11 Anh chi sẽ quay lại vào dip lễ hôi năm sau hay khơng

A. Có

B. Khơng

Phụ lục 2: Xây dựng chƣơng trình tour tiêu biểu

Tour 01: thành phố Thái Bình- Hưng Hà- thành phố Thái Bình (2

ngày 1 đêm) Ngày 1:

- 08h00: đồn khởi hành tới thăm DTLSVH đền Tiên La- thờ nữ tướng

anh hùng của thời Hai Bà Trưng – Bát nàn tướng quân Vũ Thị Thục

- 11h30: Xe đưa quý khách đi ăn trưa, thưởng thức đặc sản địa phương

với những món ăn dân dã thơng q

- 13h30: xe đưa đồn đến thăm quan di tích đền Trần- mảnh đất Thái

Đường xua- nơi phát tích, đất lăng mộ tơn miếu của một dịng họ, một triều đại gần 800 năm về trước đã làm vẻ vang lịch sử phong kiến nước nhà.

- 15h30: Xe đưa đoàn rời đền Trần, đến thăm làng nghề hiếu Hới- nơi

phát triển nghề dệt chiếu từ thế kỷ X, thăm quan đền Quan Trạng- thờ Quan Trạng Phạm Đơn Lễ ( thế kỷ XV)- người có cơng lao lớn canh tân nghề dệt chiếu cổ truyền của làng.

- 18h30: xe đưa đồn về khách sạn, nhận phịng, ăn tối, nghỉ ngơi tại

khách sạn

Ngày 02:

- 08h00: xe đưa đoàn tham quan Nhà lưu niệm Bác Hồ, từ đường Lê

Quý Đôn của nhà bác học lỗi lạc lớn nhất Việt Nam thế kỷ XVII - 11h30: xe đưa đoàn đi ăn trưa, nghỉ ngơi tại khách sạn

- 13h30: xe đưa đoàn tham quan Làng nghề dệt Phương La, mua sắm

đồ lưu niệm. sau đó đồn lên xe trở về thành phố Thái Bình

- 17h00: đồn có mặt tại thành phố Thái Bình- kết thúc chuyến tham quan.

Tour 2: Du lịch tâm linh - hành hương về quê lúa : Hà Nội – Thái

Bình- Hà Nội ( 2 ngày 1 đêm)

Ngày 01:

- 06h00: đoàn khởi hành từ Hà Nội về Thái Bình theo hướng cầu Triều

Dương đi qua tỉnh Hưng Yên

- 08h00: Thăm quan làng chiếu Hới- xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà( ngay

sát cầu Triều Dương) – quê hương của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.

- 9h30: Thăm quan và dâng hương tại đền Trần- thôn Tam Đường- xã

Tiến Đức, huyện Hưng Hà - gồm Đền thờ và lăng mộ thờ các vua quan nhà Trần, nơi đây chính là nơi quê hương, phát tích của triều đại Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trải nghiệm các trò chơi dân gian và ẩm thực tại lễ hội đền Trần Thái Bình.

- 12h00: xe đưa đoàn đi ăn trưa và nghỉ ngơi tại thị trấn Hưng Hà.

- 13h30: Xe đưa đoàn tới tham quan đền Tiên La- nơi lưu giữ rất nhiều

giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời là nơi thờ Bát nàn tướng quân Vũ Thị Thục Nương.

- 16h00: xe đưa đoàn thăm quan làng dệt khăn Phương La – Thái

Phương, hay làng Mẹo theo tên cổ.

- 18h00; xe đưa đoàn quay về thị trấn Hưng Hà, ăn tối và nghỉ đêm.

Ngày 02:

- 7h30: xe khởi hành đến thăm đền Đồng Bằng- huyện Quỳnh Phụ. Tới đền Đồng Bằng, Quý khách vào thăm nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có cơng lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Đây là quần thể di tích lớn với nhiều đền nhỏ thờ quan lớn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam. Quý khách cùng cầu tài lộc và 1 năm thuận hòa.

- 10h00: xe đưa đoàn thăm quan làng nghề làm bánh Cáy ở làng

Tour 3: Du lịch tâm linh- hành hương về quê lúa : Hà Nội – Thái

Bình- Hà Nội ( 2 ngày 1 đêm)

Ngày 01:

- 06h00: đoàn khởi hành từ Hà Nội về Thái Bình theo hướng cầu Triều Dương đi qua tỉnh Hưng Yên

- 08h00: Thăm quan làng chiếu Hới- xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà( ngay

sát cầu Triều Dương) – quê hương của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.

- 9h30: Thăm quan và dâng hương tại đền Trần huyện Hưng Hà bao

gồm Đền thờ và lăng mộ thờ các vua quan nhà Trần, nơi đây chính là nơi quê hương, phát tích của triều đại Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam

- 12h00: xe đưa đoàn đi ăn trưa và nghỉ ngơi tại thị trấn Hưng Hà.

- 13h30: Xe đưa đoàn tới tham quan đền Tiên La- nơi lưu giữ rất nhiều

giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời là nơi thờ Bát nàn tướng quân Vũ Thị Thục Nương.

- 16h00: xe đưa đoàn thăm quan làng dệt khăn Phương La – Thái

Phương, hay làng Mẹo theo tên cổ.

- 18h00; xe đưa đoàn quay về thị trấn Hưng Hà, ăn tối và nghỉ đêm.

Ngày 02:

- 7h30: xe khởi hành đến thăm đền Đồng Bằng tại huyện Quỳnh Phụ.

Tới đền Đồng Bằng, Quý khách vào thăm nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải

Động Đình, người có cơng lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Đây là quần thể di tích lớn với nhiều đền nhỏ thờ quan lớn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam. Quý khách cùng cầu tài lộc và 1 năm thuận hòa.

- 10h00: xe đưa đoàn thăm quan làng nghề làm bánh Cáy ở làng

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w