Sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã

2.5.6. Sản phẩm du lịch văn hóa

Du lịch tơn giáo, tín ngưỡng.

Loại hình này thể hiện qua các hoạt động chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu... Tại khu di tích đền Trần Thái Bình du khách trực tiếp chiêm ngưỡng, tìm hiểu kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các cổ vật... Đối với khu di tích đền Trần hàm chứa nhiều giá trị lịch sử khoa học nghệ thuật. Khi tham quan kiến trúc, tìm hiểu tượng thờ hay các cổ vật, du khách có thể khám phá được các giá trị đó. Quan trọng hơn, ý niệm linh thiêng của họ về các đối tượng tâm linh cũng được thỏa mãn khi tham gia dưới dạng thức này. Bởi vì ngồi hoạt động quan sát, chiêm ngưỡng họ còn kết hợp với việc niềm tin, cầu khấn các biểu tượng thiêng liêng tại di tích.

Ưu điểm của sản phẩm này không phụ thuộc vào thời vụ mà có thể tổ chức quanh năm. Du khách có tham gia vào chuyến đi vào bất cứ thời điểm nào họ mong muốn.

Du lịch lễ hội.

Du khách được tham gia trực tiếp các hoạt động tại đền Trần với khơng khí náo nhiệt và sống động. Các hoạt động đó được tái tạo qua những hoạt động sống của sinh hoạt lễ hội. Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu, trang phục, ẩm thực... họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động.

Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 13 -18 tháng Giêng âm lịch, với nhiều nội dung phong phú và có nhiều nét khác biệt so với địa phương khác, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Lễ hội nhằm khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của nhà Trần, là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, lòng tri ân với các bậc liệt tổ, các vị vua, tướng sĩ, hồng thân quốc thích nhà Trần. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống u nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc. Lễ hội cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách, đồng thời việc tổ chức lễ hội đền Trần đã tạo điều kiện thuận lợi để Thái Bình có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội đền Trần và các di sản thời Trần trên mảnh đất Hưng Hà.

Lễ hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tơn kính như: lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khơi phục lại nghi lễ xa xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại… Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức sơi nổi với những trị chơi mang đậm tính dân gian như: thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, kéo co, pháo đất, cờ tướng...

Không chỉ được biết đến là một vương triều với võ công oanh liệt, giỏi đánh giặc, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng biệt, đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa anh em) giữa 2 làng Vân Đài (xã Chí Hịa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ, lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo thể hiện đậm nét phương thức sống của cư dân vùng sông nước và mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục, nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đây thực sự là những nét sinh hoạt mang giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử khơng dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w