Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 45 - 48)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến

2.4.3. Giá trị nghệ thuật

Đền Trần tọa lạc trên diện tích hơn 32ha, phía trước có 3 gị ấn kiếm( phần Đa, phần Bụt và phần Trung) cịn gọi là mả vua. Phía sau tựa vào làng Tam Đường tục truyền có 7 gị thất tinh. Hai bên tả hữa có sơng Thái Sư và sơng Hồng như vịng tay ơm ấp.

Từ xa, du khách đã nhận ra tứ trụ nghi môn của ngôi đền dài 11m, cao 6,5m. tứ trụ nghi mơn hay cịn gọi là “Nghinh mơn” là cửa để đón tiếp, đồng thời cũng là dấu hiệu để thơng báo với người đời rằng phía sau cổng này có một nơi tơn nghiêm, cần có thái độ tơn trọng, kính cẩn.

Nghi mơn được xây theo kiểu tam quan cuốn vòm, mái chảy chồng diêm hai tầng, đao song loan cách điệu. Xưa kia, chỉ có nhà vua được đi cổng giữa, quan lại và người dân phải đi hai cổng bên cạnh. Tứ trụ nghi môn được xây dựng uy nghi hồnh tráng, có trụ biểu lồng đèn được cách điệu hình phượng lá lật, nghê chầu nơi sơn thủy tối linh. Trong tâm thức người Việt cũng như trong kiến trúc đền chùa, con nghê là một linh vật đặc biệt. Nó có thể phân biệt người tốt và kẻ xấu, chính với tà. Con nghê cịn có tác dụng tấn áp tà khí, mang đến những điềm lành, ví thế miệng của nó thường há to để trán áp mọi hung khí, khơng cho lọt vào bên trong không gian ngôi đền. Du khách bước qua cổng nghi môn sẽ thấy ngỡ ngàng trước không gian kiến trúc trải rộng của sân đền 550 , hai bên có giếng ngọc tạo nên sự cân đối hài hịa trong không gian kiến trúc.

Tịa Bái Đường của ngơi đền rộng 330 gồm 7 gian, hai tầng mái kiểu chồng diêm. Mái tầng hai kiểu chéo đao tàu gốc, đao song loan cách điệu, nâng cao bay bổng với hệ thống chắn phong gỗ tiện nhẹ nhàng thanh

thoát. Bộ cửa lim phục hồi phong cách thời Lê với hình ảnh hai con rồng oai hung, hung dũng, ẩn hiện trong những đám mây. Hệ thống bẩy kẻ, vì kèo trạm trổ tứ quý, tứ linh, có niên đại thời Nguyễn tạo cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng, thuần khiết.

Tòa đại bái của đền Trần là cơng trình kiến trúc gỗ rộng lớn, hồnh tráng bởi chiều cao kiến trúc với hai mái chồng diêm cổ các, những hang cột gỗ lim vững chắc, của thơng gió giữa hai mái thống đãng, đảm bảo ánh sang cho không gian. Đơi rồng đá đứng trên thềm của tịa Bái Đường tạo thế uy nghi tối linh.Ở tịa Đại Bái có những câu đối như:

“Xã tắc trung hưng hiến sử ức niên sinh diện mục Thái Bình thử lực Nam thiên tong cổ ngưỡng thần minh”

“Vạn cổ thử giang sơn Thái Bình tu nỗ lực”

“Nam thiên thắng nghĩa đức trường minh Trần đại tiên công truong vĩnh kỹ”

Ngồi ra cịn có một quả chng đồng lớn đường kính khoảng 80cm, cao cả quai khoảng 1,1m, nặng gần 300kg, do ông Trần Nhượng- chủ tịch HĐQT cty CP An Phúc Châu (APC) thành phố Hồ Chí Minh tiến cúng. Hai bên tả hữu tịa Đại Bái có cổn ra vào nối tường bao viên ngăn cách cơng trình thành hai khu riêng biệt.

Qua tòa Bái Đường, là sân Chầu lát gạch rộng bốn trăm mét vuông. Một không gian hành lễ thống rộng được bao viên khép kín bởi hai tịa giải vũ Đơng, Tấy. mỗi tịa 5 gian, kết cấu kiến trúc gỗ lim, mái chảy, vì kèo chồng đấu hoa sen, hồi văn 5 đấu. Sân chầu là nơi diễn ra những hoạt động lễ nghi như đang hương, sửa kễ trước khi vào chầu cửa Thánh tòa Đệ Nhị và Hậu Cung của đền Trần. Ở đây có cây đèn bằng đá trạm trổ tinh xảo, có lơ nhang bằng đá xanh tạo khơng gian thiêng liêng ngay trước cửa đền. hai đôi rồng bằng đá lớn mang phong cách Rồng thế kỷ XV, phủ phục trước của tòa Đệ

Nhị. Rồng được tạc từ những phiến đá lớn vùng Ninh Bình. Những họa tiết trên đầu, than, đuôi rồng đã biểu hiện nghệ thuật điêu khắc tài hoa đương đại.

Tòa Đệ Nhị và Hậu Cung kết cấu theo kiểu chữ Đinh (J). tòa Đệ Nhị rộng 270 là cơng trình kiến trúc nối tịa Bái Đường và sân chầu; gồm 5 gian, mái chảy, chéo đao tàu gố hồnh tráng như một ngơi đình. Kết cấu kiến trúc gỗ lim, cột, xà kẻ, bộ vì, bẩy hiên được trang trí tinh tế với các họa tiết tứ linh, tứ quý. Mái của tịa Đệ Nhị trải rộng , khơng có cảm giác nằng nề mà lại vơ cùng thanh thốt. Phía bên trong khơng gian hành lễ của tịa Đệ Nhị có các án thờ, câu đối, đại tự cửa võng, y môn bằng gỗ sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Tại gian chính cung là cỗ khám lớn trạm long đề tài tứ quý, tứ linh, hoành tráng rực rỡ đứng trên ban thờ. Trên khám có bức đại tự : Đơng A hào khí. Hai cột cái gian chính cung treo hai câu đối lịng máng :

“Long Hưng khởi nghiệp lưu Hồng Sử Bạch Đằng chiến tích động Thiên Nam.”

Hai cột quân cùng bộ vì kèo treo câu đối:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu.”

Đây là nơi đặt ban thờ, ngai thờ và thánh tượng Trần Thái Tông - Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của nhà Trần. phía bên trái có bàn thờ, ngai thờ, thánh tượng vị vua thứ hai – Trần Thánh Tơng. Phía bên phải có bàn thờ, ngai thờ, thánh tượng vua Trần Nhân Tông – vị vua thứ ba của nhà Trần. tất cả đều được sơn son thiếp vàng, thể hiện thần thái uy nghiêm của các vị hồng đế nhà Trần.

Tịa hậu cung có diện tích 90 , kiến trúc gỗ lim, mái chảy, bộ vì kèo chồng đấu hoa sen và nhiều họa tiết trạm khắc có niên đại thời nhà Nguyễn. tịa nhà này có nền cao hơn 1m, thâm nghiêm, uy linh. Tại tịa Hậu Cung, chính giữa thờ linh vị cụ Trần Kinh, Trần Hấp, nguyên tổ Trần Lý và Thánh tượng Thái tổ Trần Thừa. phía trên có treo bức đại tự : “Thánh cung vạn tuế”

do trung tướng Nguyễn Thế Long, phó chủ nhiệm chính trị qn sự khu 3 cúng tiến. bên phải thờ thánh tượng của Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Bên trái thờ Thánh tượng Linh Từ Quốc Mẫu TRần Thị Dung.

Hiện nay, hệ thống các con đường bao quanh 3 ngơi mộ đã được hồn thành, tiện cho du khách tới thắp hương và chiêm ngưỡng. đồng thời nó cũng tạo cho tồn bộ cơng trình một dáng dấp mới, có quy mơ rộng lớn hơn và quy hoạch các hạng mục kiến trúc rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích đền trần xã tiến đức, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w