Các trường hợp sửa đổi, bổ sung, tạm hoãn hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt trường thành (Trang 25 - 30)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3. Pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1.3.5. Các trường hợp sửa đổi, bổ sung, tạm hoãn hợp đồng lao động

- Sửa đổi hợp đồng lao động.

Việc sửa đổi hợp đồng lao động là sửa các nội dung liên quan đến hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi vẫn phải tuân thủ sự thỏa thuận đồng ý của cả hai bên, khi sửa đổi hai bên cũng cần đàm phán như khi ký kết hợp đồng lao động trên cơ sở công khai, tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hai bên cùng có lợi. Sửa đổi dựa trên sự thay đổi của các yếu tố kinh tế xã hội, hồn cảnh cơng việc làm cho hợp đồng cũ không đảm bảo các điều kiện cần thiết, việc thay đổi sẽ tạo những sự phát triển mới, đảm bảo được quyền lợi của các bên.

- Bổ sung hợp đồng lao động.

Là việc hai bên bổ sung các điều khoản mới mà hợp đồng lao động chưa có, mà việc thiếu sót này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên, hơn nữa khi xảy ra tranh chấp có thể khơng có hướng giải quyết tối ưu và việc

15

bổ sung là cần thiết thì hai bên cũng sẽ ngồi lại với nhau để đàm phán bổ sung hợp đồng lao động, việc đàm phán bổ sung hợp đồng lao động cũng phải tuân thủ nguyên tắc của hợp đồng lao động.

- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 thì các trường hợp tạm hỗn thực hiện hợp đồng lao động gồm: người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự; người lao động phải chấp hành quyết định đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; lao động nữ mang thai và phải nghỉ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi; người lao động được bổ nhiệm làm người đứng đầu các doanh nghiệp có vốn 100% nhà nước; người lao động được ủy quyền thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn của doanh nghiệp; người lao động được ủy quyền thực hiện quyền của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; ngoài ra người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ đi cùng với nó là người lao động sẽ khơng được hưởng lương, quyền, lợi ích đã giao kết của hợp đồng lao động. Pháp luật lao động quy định việc tạm hỗn thực hiện hợp đồng lao động sẽ góp phần linh động cho các bên thực hiện hợp đồng để các bên có thể bố trí thời gian giải quyết các cơng việc đang vướng mắc mà không cần chấm dứt hợp đồng lao động.

- Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Tranh chấp lao

16

động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Khi tranh chấp lao động phát sinh, các bên có quyền tự thỏa thuận, thương lượng để giải quyết tranh chấp hoặc có quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và tịa án nhân dân; chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân dân và chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền và nghĩa vụ sau: (Đ182 Bộ luật Lao động 2019)

Thứ nhất, trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau

đây:

a) Trực tiếp hoặc thơng qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;

b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;

c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể khơng vơ tư hoặc khơng khách quan.

Thứ hai, trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau

đây:

a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;

b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao

động, bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu những quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động giúp ta hiểu được các quy định một cách rõ ràng, hiểu được bản

chất các thành phần giao kết hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Hiểu các quy định, loại hợp đồng, nguyên tắc giao kết, những điều người lao động, người sử dụng lao động được làm và không được làm. Chương 1 lý luận chung cũng là cơ sở để ta đi vào tìm hiểu ở Chương 2 với những quy định pháp luật lao động được áp dụng vào thực tế khi ta nghiên cứu các đối tượng của hợp đồng lao động trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động ở Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt Trường Thành.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN GIAO KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT

18

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt trường thành (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w