thông qua một số chỉ tiêu
2.2.5.1. Thị phần
Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chấp nhận nó và sử dụng nó như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được, bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh, đó là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy hết thế mạnh của mình trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ.
Thị phần của Công ty là phần mà Công ty chiếm được trong toàn ngành tại thị trường Việt Nam. Hiện nay trên thị trường toàn quốc, tình hình cạnh tranh giữa các công ty Dự ứng lực diễn ra ngày càng gay gắt, số lượng các công ty tham gia vào thị trường Dự ứng lực đã trên dưới 100 doanh nghiệp lớn nhỏ. Đặc biệt tình hình cạnh tranh còn diễn ra gay gắt hơn nữa khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ViệtNam hoặc nhập hàng hoá vào Việt Nam để bán (Đặc biệt là các sản phẩm của hãng OVM). Mặc dù mới thành lập được hơn 4 năm nhưng Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN cũng có một vị thế, một chỗ đứng trong thị trường.
Biểu đồ 1 Thị phần thị trường
Nhìn vào biểu đồ cho thấy thị phần của Công ty TNHH TM Cơ khí xây dựng Hà Nội chiếm 80% so với toàn thị trường sản phẩm Dự ứng lực, tiếp đến là thị phần của Công ty cổ phần Dự ứng lực DELTA, chiếm 10% thị phần, Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN chiếm 7% thị phần. Qua đó ta thấy đây là hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất không chỉ riêng đối với Công ty cổ phần Dự ứng lực mà còn là đối thủ của rất nhiều công ty khác
2.2.5.2. Lợi nhuận
Để đánh giá và xem xét năng lực cạnh tranh giữa Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN và các đối thủ cạnh tranh ta cần dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứ không phải lợi nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường
Bảng 12: Tình hình lợi nhuận của Công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2009-2011 ĐVT: Đồng
Tên Công ty
Thực hiện 2011/2010 2010/2009
2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối Công ty cổ phần dự ứng lực TVN -128,399,935 352,965,617 537,604,498 184,638,881 0.52 Công ty cổ phần dự ứng lực DELTA 527,647,122 611,298,172 762,185,692 150,887,520 0.25 83,651,050 0.16 Công ty TNHH TM Cơ khí xây dựng Hà Nội 1,443,117,030 2,053,566,616 3,007,444,126 953,877,510 0.46 610,449,586 0.42
Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của cả 3 công ty trong 3 năm đều tăng lên. Năm 2011 tốc độ tăng của Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN là cao nhất. Cụ thể năm 2011 tăng 20% so với năm 2010. Tiếp đó là lợi nhuận của Công ty TNHH TM Cơ khí xây dựng Hà Nội năm 2011 tăng 46% so với năm 2010, cuối cùng là công ty cổ phần Dự ứng lực DELTA năm 2011 tăng 25%. Năm 2010, tốc độ tăng của Công ty TNHH TM Cơ khí xây dựng Hà Nội là cao nhất với 42%, sau đó là Công ty cổ phần Dự ứng lực DELTA với 16% so với năm 2009. Trong khi đó, năm 2009 Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN kinh doanh chưa có lãi là do Công ty mới thành lập, cần trang bị máy móc thiết bị mới. Điều đó có thể khẳng định được rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang tốt lên, Công ty đã mở rộng được quy mô kinh doanh và biết sử dụng, phân bổ chi phí có hiệu quả.
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP DỰ ỨNG
LỰC TVN
3.1. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước
Trong quá trình thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng nói chung và của Công ty cổ phần Dự ứng lực TVN nói riêng đều gặp phải những khó khăn mà tự thân không thể giải quyết được. Đồng thời các Công ty là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật do Nhà nước đề ra. Do đó ngoài các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó tự biểu hiện qua hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của Công ty. Để có thể tồn tại và phát triển, ngoài những nỗ lực của Công ty, cũng rất cần có các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sau đây là một số kiến nghị với Nhà nước:
- Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ những quy định của Nhà nước. Để kích thích mọi ngành nghề phát triển, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
- Các giải pháp hỗ trợ về thuế và các thủ tục
Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Việc cải cách hệ thống thuế, trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế. Đồng thời đảm bảo tính đồng bộ hợp lý khuyến khích mọi thành phần
kinh tế phát triển. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản, dễ hiểu để thực hiện khuyến khích và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay như công ty cổ phần Dự ứng lực cũng là một doanh nghiệp được quản lý bởi người nước ngoài, điều đó cho thấy tình hình chính trị ổn định thu hút rất lớn nguồn đầu tư từ nước ngoài.
3.2.Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dự ứng lực TVN