Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dự ứng lực TVN (Trang 31 - 39)

 Nhân tố kinh tế

Đây là nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên, do vậy nhu cầu hay sức mua của người dân cũng sẽ tăng lên. Mặt khác, nền

kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là mối quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cũng như những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp. Việc cạnh tranh cũng sẽ gay gắt và quyết liệt hơn, doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt những cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên

Nhân tố chính trị và pháp luật

Chính trị, luật pháp là nền tảng để phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, chúng cũng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn, thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp. Ta có thể lấy ví dụ như các chính sách về xuất nhập khẩu, về thuế, các khoản nộp ngân sách, quảng cáo, giá, hay việc mở rộng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau một cách bình đẳng trên thương trường...là những yếu tố tác động trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Yếu tố văn hoá – xã hội

Trình độ văn hoá, sự hiểu biết xã hội đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Mỗi một khu vực địa lý, mỗi một nhánh văn hoá có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm là khác nhau

Yếu tố công nghệ

Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi nhân tố này sẽ đánh giá khả năng thích ứng, tiếp thu đổi mới khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị của Công ty. Khoa học kỹ thuật càng hiện đại, máy móc thiết bị, vật liệu mới được phát minh, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng một cách nhanh chóng, phù hợp so với sự phát triển của khoa học công nghệ

Bảng 2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô Kinh tế Chính trị Chính phủ Văn hoá Xã hội Tự nhiên Công nghệ

Giai đoạn chu kỳ kinh tế

Xu hướng GDP Tỷ lệ lạm phát Lãi suất ngân hàng Chính sách tài chính tiền tệ Tỷ lệ thất nghiệp Quy định về chống độc quyền Bảo vệ môi trường Quy định trong lĩnh vực ngoại thương Xác lập về thuế Mức ổn định của Chính phủ - Mức sống Lao động Tỷ lệ tăng dân số Quan điểm tập quán tiêu dùng Ô nhiễm mỗi trường Sự thiếu hụt năng lượng Sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên Chi phí về nghiên cứu phát triển sản phẩm Chuyển giao công nghệ mới Trình độ tự động hoá

Các yếu tố thuộc môi trường ngành

Bao gồm các yếu tố trong ngành và là ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định cơ hội và mối đe doạ đối với doanh nghiệp. Từ đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp mình

Quyền lực của nhà cung cấp

Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân

công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả

ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giảm tính độc quyền và sức ép từ các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần thiết lập nên những mối quan hệ tin cậy, lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng, đảm bảo thời gian giao nhận

Quyền lực của khách hàng

Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng quyết định hàng hóa được bán theo giá nào?, bán sản phẩm như thế nào?, phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hàng, khách hàng trở thành thượng đế. Chính những yêu cầu của khách hàng làm tụt giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ nếu doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Điều đó dẫn đến việc lượng khách hàng của doanh nghiệp ngày càng thưa dần, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định hướng tới

khách hàng. Mặt khác, khi doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác mới bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp những đối tác để gây dựng thị trường. Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ

Sức ép của sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới

Hình 9. Mô hình 5 lực lượng

2.1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh

Các đối thủ tiềm ẩn Quyền lực đàm phán Nhà cung cấp Quyền lực đàm phán Người mua Thách thức của sản phẩm, dịch vụ thay thế Sản phẩm, dịch vụ thay thế Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sự cạnh tranh giữa các hãng trong ngành

Đe doạ của các đối thủ chưa xuất hiện

tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển

Nguồn lực vật chất kỹ thuật

Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Một doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về chất lượng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra hàng hoá có được đảm bảo không. Ngày nay, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hơn nữa vấn đề bảo vệ môi trường đang được chú trọng như hiện nay thì những doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao, thiết bị máy móc hiện đại sẽ dành được lợi thế cạnh tranh

Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và có nền nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý. Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi, chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết định đó là chưa đủ. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo, có trách nhiệm và có ý thức trong công việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao. Để có năng lực cạnh tranh thì những người trong doanh nghiệp đó phải có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ về công việc của mình. Muốn vậy, khâu tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân

sự là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Bảng 3. Một số yếu tố nội bộ doanh nghiệp

Nhân lực Tổ chức Vật chất Tài chính kế toán

Bộ máy lãnh đạo Lực lượng cán bộ công nhân viên Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tư cách đạo đức Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Khả năng cân đối giữa sốlượng công nhân với công việc

Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất Bầu không khí, nề nếp làm việc Hệ thống kế hoạch chiến lược Uy tín của doanh nghiệp Trình độ máy móc, công nghệ, kỹ thuật, khả năng áp dụng công nghệ mới Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị Mạng lưới phân phối Nguồn cung cấp đầu vào của doanh nghiệp

Tình trạng tài chính, quy mô cơ cấu vốn, năng lực sử dụng vốn Sự kiểm soát giá thành, khả năng giảm giá thành Hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dự ứng lực TVN (Trang 31 - 39)