Môi trường tiếp xúc với TACN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 36 - 39)

 Sách, báo – tạp chí chuyên ngành

Trong hoạt động học tập, sách, báo – tạp chí chuyên ngành được coi như một nguồn tri thức rộng lớn phục vụ quá trình tự nghiên cứu của sinh viên. Các sách chuyên ngành bằng tiếng Anh được sinh viên thường xuyên sử dụng, như từ điển (Danh từ thư viện - thông tin Anh - Việt, Từ điển chuyên ngành Thư viện - Thông tin Việt - Anh), giáo trình chuyên ngành hoặc giáo trình TACN (Đọc hiểu tiếng Anh ngành Thư viện Thông tin - Dương Thị Thu Hà, Anh ngữ thực hành - Nguyễn Minh Hiệp, v.v…). Hơn nữa một số trang tạp chí trực tuyến như Journal of Librarianship and Information Science, The

Journal of Academic Librarianship, New Review of Academic Libararianship, v.v… được cập nhật liên tục, đa dạng về nội dung và hình thức, phù hợp với sinh viên có nền tảng tiếng Anh cơ bản và ham học hỏi.

Những tinh hoa của tài liệu chuyên ngành ngoại văn vừa giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghiệp vụ vừa trau dồi từ vựng, nâng cao ngữ pháp và cải thiện khả năng đọc hiểu. Tuy nhiên để chạm đến các giá trị học thuật ấy sinh viên cần xác định mục đích đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh, đọc để tìm tin hay đọc để nghiên cứu từ vựng chuyên ngành. Bên cạnh đó, xây dựng phương pháp đọc đúng cách cũng quyết định tính hiệu quả khi học TACN. Phải chăng sinh viên đang gặp khó khăn ở hai yếu tố trên cho nên tỷ lệ sinh viên rèn luyện TACN qua sách, báo – tạp chí chun ngành chỉ chiếm 42.5%. Mặc dù ngơn ngữ của tài liệu chuyên ngành, đặc biệt là báo – tạp chí ln được viết bởi các nhà khoa học với

văn phong rõ ràng, từ ngữ logic và hiện đại nhưng hơn một nửa số sinh viên đã bỏ qua nguồn tài liệu quý giá này. Vì vậy một nguyên nhân khác được đưa ra để lý giải cho kết quả khảo sát trên là có khả năng tài liệu sử dụng phong cách ngơn ngữ khoa học gây nên sự khó hiểu, khơng phù hợp với trình độ của nhiều sinh viên hoặc do sự gia tăng và đổi mới liên tục của từ vựng tiếng Anh Thông tin – Thư viện khiến người học dễ nản chí.

 Internet và mạng xã hội

Internet là phương tiện thông tin đại chúng không thể thiếu của nhân loại trong những năm gần đây và có tác động mạnh mẽ đến đời sống của sinh viên. Tiện ích của nó khơng chỉ dừng lại ở việc giải trí, giao lưu kết bạn trong và ngồi nước mà cịn mang lại hiệu quả trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Internet cung cấp những phương tiện truyền đạt, trao đổi thông tin để sinh viên cùng học tập một cách hiệu quả. Khi cần trao đổi các vấn đề về bài học, sinh viên có Messenger, Zalo, E-mail, v.v…; khi muốn xem video bài giảng bằng tiếng Anh của nhiều chuyên gia khác nhau sinh viên có Youtube, Facebook. Với sự hỗ trợ của Internet và cách thức sử dụng an tồn sinh viên sẽ nhanh chóng tìm kiếm tài liệu trong nguồn thơng tin khổng lồ như Internet.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ứng dụng Internet để phát triển năng lực ngoại ngữ. Nhiều sinh viên không vượt qua mặt trái của mạng xã hội và internet dẫn tới tỷ lệ tiếp xúc với TACN qua môi trường này chỉ chiếm 25%. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cách tiếp cận của sinh viên. Nếu Internet và mạng xã hội được sử dụng tích cực và hợp lý sẽ mang lại lợi ích vơ cùng lớn, ngược lại khi sinh viên quá lạm dụng Internet để giải trí, thường xun tiếp xúc với thơng tin độc hại làm sao nhãng học hành và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý.

 Cách giờ thực hành nghiệp vụ

TACN thường xuất hiện trong học phần chuyên ngành, có thể kể đến những học phần tiêu biểu: Thông tin tư liệu, Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông, Biên mục mô tả, Phân loại tài liệu. Tại đây sinh viên được các thầy cô bộ môn giới thiệu một số thuật ngữ phổ biến như: Bibliography, Book catalog, Database, Dublin Core, ISBD -

International Standard Bibliographic Description, ISSN - International Standard Serial

23

Number. Để hiểu sâu hơn về các thuật ngữ, ngoài việc được thầy cơ giải thích, một số sinh

viên đã tự nghiên cứu thêm ngữ nghĩa và cách sử dụng.

Mặc dù nhiều sinh viên dù trước đó khơng học TACN hoặc học khơng hiệu quả nhưng khi tiếp xúc với TACN qua các giờ học nghiệp vụ, thường xuyên nhìn thấy nghe thấy thì họ bắt đầu hình thành sự hiểu biết cơ bản và có thể ghi nhớ một cách tự nhiên các từ vựng chuyên ngành. Sau đó sinh viên dễ dàng tự nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó là lý do tại sao tỷ lệ sinh viên tiếp xúc với TACN qua các giờ học thực hành nghiệp vụ lại cao nhất, chiếm 54.2%. Nếu như mơi trường này tiếp tục được duy trì và phát triển thì chắc chắn sẽ ngày càng thu hút và NCHQ học TACN của sinh viên.

Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy mức độ tiếp cận với môi trường sử dụng TACN của sinh viên là khá cao. Mỗi môi trường rèn luyện đều hướng tới phát triển những kỹ năng cụ thể vì vậy tùy thuộc vào mức độ cần thiết sinh viên đã lựa chọn, kết hợp môi trường rèn luyện phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

2.2.3. Động cơ học tập

 Động lực học TACN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 36 - 39)