Thái độ học TACN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 41 - 45)

29,2

Khả năng chịu áp lực khi học  Khả năng chịu áp lực khi học TACN

Đồ thị biểu hiện khả năng chịu áp lực khi tự học TACN của sinh viên ở mức tương đối ổn định, cụ thể: sinh viên chịu áp lực bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất (29.2%), kế đến là áp lực cao (25%), một số ít có khả năng chịu áp lực thấp (4.2%). Như đã đề cập, tự học là một hình thức đỏi hỏi sự sẵn sàng, tập trung và kiên trì. Do đó, khả năng chịu áp lực ảnh hưởng tới mức độ cố gắng của người học. Nếu sinh viên q căng thẳng với mơn học thì rất dễ sinh ra cảm giác chán nản và bỏ cuộc. Vấn đề này có thể xuất phát từ động lực học,

cách tiếp cận không phù hợp hoặc phương pháp học sáo rỗng khiến sinh viên học mãi mà không tiến bộ. Nhìn chung, áp lực học tập khơng phải vấn đề lớn đối với sinh viên, người học hồn tồn có khả năng điều khiển và làm mới tâm trạng mỗi khi học.

 Mức độ cam kết hoàn thành kế hoạch đề ra

Dựa vào đồ thị tỷ lệ ta thấy tất cả những sinh viên tự học TACN đều là người có kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân. Cam kết hoàn thành kế hoạch đề ra ở mức độ cao bằng với mức bình thường (29.2%) và khơng có sinh viên nào lựa chọn mức độ thấp. Với những sinh viên đã hồn thành khóa học TACN của mình thì việc hồn thành đã được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi người học đang trong quá trình trau dồi và chưa biết tiến độ ra sao mà có thể chắc chắn về mức độ hoàn thành đã thể hiện nhận thức của sinh viên trong việc xây dựng và hoàn thành kế hoạch đề ra, họ là những người học thật sự nghiêm túc với bản thân.

Như vậy, số liệu thu được tương đối khả quan và nếu duy trì tư tưởng ấy trong suốt quá trình học thì sinh viên sẽ sớm hái được trái ngọt.

 Mức độ chủ động tìm kiếm tài liệu

Kết quả khảo sát cho biết hầu hết sinh viên học TACN đều chủ động tìm kiếm tài liệu ở mức độ cao (58.3%), mức độ bình thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4.2%). Xét về tính thiết thực, chủ động chính là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả tự học. Do đó, có thể khẳng định rằng sinh viên đang nắm giữ chìa khóa vàng của cánh cửa tự học. Hơn nữa, sinh viên TT-TV đều được đào tạo về cách tìm tin và có nhiều trải nghiệm trong q trình thực hành cho nên khơng khó để họ tìm kiếm những tài liệu liên quan. Vì vậy, nếu được khai thác triệt để yếu tố này chắc chắn sẽ giúp sinh viên mở mang tri thức và sớm đạt được thành quả xứng đáng không chỉ riêng môn học TACN.

 Mức độ hứng thú khi học

Qua khảo sát, mức độ hứng thú cao khi học TACN (30.8%) còn chưa như mong muốn; hứng thú ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ khá cao (37.5%), xấp xỉ 65% trong 100% của 14 người học và khơng có sinh viên nào cảm thấy hứng thú thấp. Có thể nói hứng thú tạo nên sự nhiệt huyết và thúc đẩy trạng thái thích thú khi học. Hơn nữa, cảm giác hào hứng

27

cịn đem lại sự tị mị và kích thích người học nghiên cứu để thỏa mãn sự hiếu kì về một lĩnh vực, cụ thể là TACN TT-TV. Cho nên, cần tích cực gia tăng cảm giác hào hứng khi tìm hiểu các vấn đề TACN hoặc chuyên môn bằng tiếng Anh.

 Mức độ tin tưởng và phát triển tương lai theo ngành học

Tất cả sinh viên đều hoàn toàn tin tưởng và phát triển tương lai theo ngành học, trong đó mức độ tin tưởng cao thể hiện sự yêu thích và kiên định với lựa chọn của chính mình (41.7%), mức độ bình thường thể hiện trách nhiệm và niềm tin của người học đối với ngành TT-TV (16.7%). Có thể nói, sinh viên đã nhìn thấy những giá trị mà ngành TT- TV mang lại. Trong kỷ nguyên thông tin và thời đại công nghệ số, kiến thức và kỹ năng của ngành học không chỉ được áp dụng cho công việc tại các cơ quan TT-TV mà còn mở rộng cho nhiều ngành liên quan. Thực tế đã chứng minh, cơ hội việc làm rộng mở khi cử nhân TTTV có nghiệp vụ tốt cùng với kỹ năng ngoại ngữ nói chung và TACN nói riêng, ví dụ: quản lý nội dung thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, môi giới thông tin, quản trị Web, lãnh đạo công nghệ thông tin, v.v… Hơn nữa, dưới tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 hình ảnh thư viện truyền thống đang dần lùi lại, nhường chỗ cho sự ra đời của hệ thống thư viện điện tử hiện đại. Vì vậy, sinh viên hồn tồn có thể gửi gắm tương lai vào ngành học đầy tiềm năng như Thông tin – Thư viện.

Với những câu hỏi đưa ra nhằm khảo sát tình cảm, ý chí của sinh viên khi học TACN tác giả nhận thấy sinh viên đều rất coi trọng việc phát triển TACN. Mặc dù, khơng phải ai cũng có niềm đam mê mãnh liệt đối với ngành đào tạo của mình nhưng để tránh lãng phí bốn năm đèn sách sinh viên đã khơng ngừng nỗ lực học hỏi. Trong quá trình tự mình lĩnh hội kiến thức mới khơng trách khỏi sự áp lực, chán nản và thất vọng; tuy nhiên với vai trò là người kết nối tri thức trong tương lai, sinh viên đã thành công trong việc điều khiển cảm xúc và duy trì trạng thái tích cực để ln có một tinh thần tỉnh táo, tập trung hoàn thiện các kỹ năng cần có của một người cán bộ TT-TV trong thời đại mới.

2.2.5. Phương pháp học tập

Phụ thuộc vào trình độ hoặc sở thích mỗi sinh viên sẽ có cách thức học TACN khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, tác giả đưa ra một số câu hỏi khảo sát về phương

28

pháp học bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết TACN của sinh viên và hệ thống đáp án trắ nghiệm dựa trên những cách học phổ biến nhất. Với mỗi câu hỏi, sinh viên có thể lựa chọn nhiều đáp án. Bởi vì thực tế cho thấy khi kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau người học sẽ khơng cịn cảm giác chán nản mà còn đem lại hiệu quả cao hơn.

 Kỹ năng nghe

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả học tiếng anh chuyên ngành thông tin thư viện của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 41 - 45)