Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn tấu của cây đàn Tranh

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ CÂY ĐÀN TRANH

1.3. Cấu tạo và đặc điểm diễn tấu của đàn Tranh

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến diễn tấu của cây đàn Tranh

Đàn Tranh là một cây đàn đa năng, không chỉ là một cây đệm quan trọng trong dàn nhạc truyền thống, đàn Tranh cũng có riêng những tác phẩm để chơi độc tấu cho riêng nó.

Có thể nói yếu tố ảnh hưởng đến diễn tấu của cây đàn này phần lớn đến từ cấu tạo của cây đàn. Được thiết kế bằng gỗ, dây đàn mảnh làm từ inox hoặc sắt, khơng có loa đi kèm như đàn Bầu hay âm thanh vang như Sáo và đàn Nhị, âm thanh của đàn Tranh khá là mỏng manh, kỹ thuật đánh đàn cũng dùng nhiều ngón lướt, điều này khiến đàn Tranh khó có thể biểu diễn ở những khơng gian rộng mà

19

thiếu bộ âm thanh hỗ trợ. Một ví dụ nhỏ cho điều này như: khi tới một quán cà phê hoặc phòng trà, người nghệ sĩ có thể ngồi ngay vào đàn piano ở đó và biểu diễn. Ấy vậy nhưng đối với đàn Tranh, người nghệ sĩ còn phải chuẩn bị đầy đủ mic, loa để khuếch đại âm thanh, như vậy mới giúp khán giả thưởng thức màn trình diễn.

Cũng là một yếu tố đến từ phần dây đàn, sở hữu 16 chiếc dây hay hiện tại đã cải tiến lên tới 17-19 dây, trước khi vào biểu diễn, người nghệ sĩ phải điều chỉnh âm trên đàn cho chuẩn xác, tránh trường hợp dây đàn bị chênh, phô, gây khó chịu cho người nghe. Với những cây đàn có ít dây hơn như Bầu, Nhị, Nguyệt…thì việc lên dây sẽ không phải vấn đề. Nhưng với đàn Tranh, người nghệ sĩ cần một thời gian nhiều hơn để chỉnh âm thật chuẩn. Hiện nay để việc điều chỉnh thanh âm được nhanh hơn, các nghệ sĩ đã có sự trợ giúp từ công nghệ là máy chỉnh dây. Tuy chiếc mày ấy giúp ích rất nhiều nhưng nó cũng sẽ góp phần làm học sinh theo học âm nhạc lười nghe và sẽ phụ thuộc qua nhiều vào công nghệ.

Một yếu tố từ thang âm của đàn Tranh, cây đàn này sử dụng thang âm trung cổ là ngũ cung, gồm có 5 âm cơ bản. Chính vì điều này, khi phải đệm hát, mà mỗi ca sĩ sẽ có một tơng giọng riêng, người nghệ sĩ đàn Tranh cũng phải điều chỉnh hàng dây thành âm sao cho phù hợp với giọng của ca sĩ.

Với nền âm nhạc hội nhập hiện nay, những nghệ sĩ đàn Tranh cũng không ngừng đưa đàn Tranh vào những tác phẩm âm nhạc hiện đại. Đương nhiên, để thể hiện những tác phẩm ấy, những người nghệ sĩ cũng phải cải biên một chút rồi mới có thể dùng đàn Tranh biểu diễn.

Kích thước của đàn Tranh cũng là yếu tố có đơi phần bất lợi đối với việc diễn tấu. Tuy có thiết kế gọn nhẹ hơn đàn Tranh Trung Quốc, hay một số kiểu đàn khác của phương Tây, nhưng so với những loại đàn khác trong dàn nhạc dân tộc, đàn Tranh lại khá chiếm diện tích.

Tiểu kết chương 1:

20

Thơng qua các truyền thuyết dân gian, cây đàn Tranh đã đem đến những câu truyện thú vị, kì bí, huyền ảo về xuất xứ từ lâu đời của nó. Có thể thấy, khi được du nhập vào Việt Nam, đàn Tranh đã trở thành một biểu tượng trong âm nhạc dân tộc, khiến các nhà thơ trân trọng, yêu mến, tạo cảm hứng cho những câu thơ bay bổng để miêu tả về đàn. Kỹ thuật đàn Tranh nhìn sơ qua có vẻ như chỉ là gẩy các nốt trên dây đàn, nhưng đi sâu vào trong đó lại là sự miệt mài, thực sự yêu thích, kiên nhẫn, trau truốt qua từng tiếng nhỏ thì mới thực sự có thể thành thạo được những kỹ thuật đó và truyền được cảm hứng cho người nghe. Cây đàn này từng năm trong dàn nhạc dùng để diễn tấu trong cung đình. Do một số yếu tố ảnh hưởng đến trình diễn biểu diễn, đàn Tranh ngày nay đã được cải tiến trở thành cây đàn Tranh hiện đại: thân đàn được làm bằng gỗ tốt, có thể được gắn thêm loa làm cho tiếng đàn vang to hơn nhiều lần so với đàn Tranh xưa, làm tăng khả năng diễn tả của cây đàn trước đông đảo người nghe.

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w