Kết nối tinh thần của người Việt với đàn Tranh

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 59 - 71)

CHƯƠNG 2 : ĐÀN TRANH SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

2.3. Đàn Tranh và âm nhạc hiện đại trong văn hóa ngày nay

2.3.3 Kết nối tinh thần của người Việt với đàn Tranh

Nhằm tìm hiểu một cách khách quan về hiện trạng đàn Tranh trong xã hội hiện nay, chúng em dùng một khoảng thời gian ngắn để triển khai các cuộc điều tra xã hội học nhỏ:

Nhóm thứ nhất là nhóm người hoạt động chuyên nghiệp Nhóm thứ 2 là nhóm người trẻ và nhóm người lớn tuổi.

Đánh giá về mức độ u thích, qua mấy câu hỏi thống kê chúng ta thấy: Khơng cần nói về nhóm người hoạt động chun nghiệp thì chỉ có nhóm người

52

lớn tuổi có nhiều người u thích đàn Tranh nhất, nhóm người trẻ và học sinh chỉ có số ít có vẻ biết và một vài người thích đàn Tranh, hầu như họ không hiểu nhiều về cây đàn này. Điều này có thể đã phản ánh một hiện trạng rằng sự u thích đàn Tranh nói riêng và âm nhạc truyền thống nói chung đang mất dần vị trí trong lịng thế hệ trẻ.

Dưới đây là một số lời nhận xét về đàn Tranh mà chúng em đã phỏng vấn được:

Đối với nhóm người hoạt động chuyện nghiệp chúng em lựa chọn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để làm nơi thực địa. Tại đây đa số câu trả lời đưa ra là do có sự u thích nhất định với cây đàn Tranh và những làn điệu truyền thống, khiến họ có động lực học hỏi, tìm tịi và nâng cao tay nghề của mình. Cũng như có ước muốn được trình diễn trên sân khấu, lan tỏa nghệ thuật âm nhạc truyền thống đến với các nước khác, nên họ không ngừng cố gắng, phát triển bản thân để hồn thành nguyện vọng của mình.

Về nhóm người lớn tuổi, chúng em đã phỏng vấn một số người nghe đàn Tranh và nhạc cổ tại Nhà hát Chèo Kim Mã, những phản hồi nhận được rất là khác nhau. Bà Nguyễn Hồng Hoa, một người lớn tuổi rất đam mê âm nhạc truyền thống, bà thườn hay tới Nhà hát Chèo để thưởng thức những tác phẩm chèo mà giờ đây khơng cịn q phổ biến với giới trẻ hiện nay. Tâm sự về đàn Tranh bà nói:

“Tiếng đàn trong veo như vắt nước, thời của bà là nghe những bài chèo, nghe tiếng đàn Tranh là thấy hay lắm.”

Đối với một người nghe nhạc bình thường, bác Nguyễn Hùng Tiến cho biết:

“Bác thì khơng biết nhiều về đàn Tranh, nhưng tiếng đàn thì bác biết. Nghe nó rất là độc, trong dàn nhạc thì nghe cái ra tiếng đàn Tranh rất dễ.”

Đam mê và có theo học bộ mơn đàn Tranh, dù chỉ là theo học cho mở mang kiến thức, nhưng cơ Hồng Kim Hoa lại vui vẻ kể về cây đàn và những trải nghiệm của mình:

53

“Bản thân cơ rất đam mê đàn Tranh, nhìn các bạn nữ đánh đàn Tranh rất là yểu điệu, trơng rất là nữ tính.7

Chúng ta có thể thấy với những người bình thường đặc biệt là những người lớn tuổi, đàn Tranh ln góp phần làm cuộc sống của họ đầy màu sắc với âm thanh trong trẻo, dễ nghe của nó. Tuy khơng phải những người chuyên nghiệp nhưng họ cũng có thể dễ dàng nhận ra, âm thanh ấy đến từ cây đàn Tranh.

Cuối cùng là nhóm người trẻ, chúng em đã tới những quán cà phê, quán trà nhỏ thường biểu diễn nhạc sống, tại đây chúng em thu lại được các câu trả lời có chút hài hước.

“Đàn Tranh ấy ạ, nó là đàn gì hả chị?”

Một câu hỏi ngây ngô của bé Phạm Hoa Ly, năm nay học lớp 9. Chỉ một câu nói nhưng đã chứng tỏ sự ít quan tâm đến đàn Tranh nói riêng và nhạc cụ dân tộc nói chung.

“Mình xem mấy phim Trung Quốc người ta hay đánh trưởng bằng đàn ý, đấy có phải là đàn Tranh khơng?”

“Mình có nghe qua đàn Tranh rồi nhưng mình thích mấy bài đàn Tranh Trung Quốc thơi, cịn đàn Tranh mà nhạc Việt Nam thì nó hơi khó nghe.”8

Bạn Nguyễn Ngọc Huyền và bạn Nguyễn Huyền Trang tâm sự. Có vẻ như đàn Tranh Việt Nam lại được biết đến từ Trung Quốc nhiều hơn, nhưng nó cũng khơng phải vấn đề lớn. Dù sao đàn Tranh Việt Nam cũng được du nhập từ Trung Quốc và phim cổ trang Trung Quốc thường đưa cây đàn Tranh của họ lên phim, nên vấn đề những người trẻ chỉ biết được vậy cũng không phải là lạ. Tuy nhiên khi bộ phận người trẻ lại khó tiếp thu âm nhạc đàn Tranh Việt Nam lại là một vấn đề lớn. Chúng ta nên làm gì để họ khơng bỏ qua nét âm nhạc truyền thống này?

Âm nhạc truyền thống bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc và mang đậm yếu tố bản địa. Đó cũng là nền văn hóa của mỗi dân tộc. Âm nhạc Việt Nam là âm nhạc mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua hàng ngàn năm, và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến nay. Đây là thứ âm 7Tư liệu điền dã

8Tư liệu điền dã

54

nhạc đa sắc tộc với sức sống mạnh mẽ của văn hóa 54 dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam; trong đó chất liệu chủ đạo là của các dân tộc Kinh, Chăm và Khmer. Bản sắc dân tộc của âm nhạc cũng trở thành cái màng lọc cần thiết cho cả dân tộc trong bất kỳ bối cảnh nào. Giáo sư Phạm Minh Khang cũng khẳng định, nhạc cụ truyền thống Việt Nam với những trống, đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh... phục vụ cho đời sống sinh hoạt tinh thần của con người Việt Nam. Và mỗi nhạc cụ đều có q trình phát sinh, phát triển cùng với thời gian, chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa. Nền văn hóa dân gian, âm nhạc dân gian của chúng ta những viên ngọc quý, sáng đẹp đang ẩn dưới lịng đất. Những người làm nghệ thuật phải có nhiệm vụ đưa những viên ngọc đó lên để giới thiệu với cơng chúng, đại chúng. Tồn bộ người lao động phải được hưởng thụ thứ âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân tộc đó. Văn hóa dân gian khơng dành riêng cho một tầng lớp công chúng nhất định.

Trong đời sống văn hóa nghệ thuật Việt Nam, đàn Tranh là loại hình nghệ thuật âm nhạc dân tộc được rất nhiều người yêu thích. Tiếng đàn Tranh đã trở nên thân thuộc trong tâm thức mỗi người Việt Nam, bởi đó là một phần bản sắc văn hóa và tâm hồn Việt. Ngày nay, nghệ thuật đàn tranh không chỉ được lưu giữ và phát triển trong nước mà đã lan tỏa khắp nơi,ở bất cứ quốc gia nào có cộng đồng người Việt sinh sống.

Trải qua 7-8 thế kỷ du nhập và phát triển, đàn Tranh đã được người Việt Nam tạo cho một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, thang âm, điệu thức. Và đàn Tranh đã trở thành nhạc cụ dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, mang ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam. Đến nay, đàn Tranh là nhạc khí hiếm hoi có thể biểu diễn với nhiều hình thái khác nhau như: độc tấu, song tấu và hịa tấu. Đàn Tranh cũng có thể diễn đạt được theo nhiều thể loại, từ nhạc Chèo miền Bắc, ca Huế miền Trung hay tài tử miền Nam.

Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thúy Hoan cho biết: "Đàn Tranh có tiếng nói gần gũi với tiếng nói dân tộc mình. Khi nghe một tiếng đàn Tranh, tơi ln cảm thấy có điều gì đó rất gần gũi."

Chính nét đẹp của nghệ thuật đàn Tranh đã thu hút khơng ít người tìm đến bộ mơn nghệ thuật này. Những người u thích đàn Tranh hiện nay đều biết đến

55

Thạc sĩ- nghệ sĩ Hải Phượng. Tiếng đàn Tranh ngọt ngào, sâu lắng của Hải Phượng có một vẻ đẹp rất riêng. Tiếng đàn ấy đã theo bà qua hơn 20 quốc gia, ở hầu hết các liên hoan, sự kiện âm nhạc lớn. Thơng qua đó, đàn Tranh đã dần trở nên quen thuộc với bạn bè quốc tế khi nhắc đến nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.

"Việc chơi đàn Tranh cũng là thể hiện lòng yêu nước. Mình vẫn ln ln dạy cho các em là: khi đàn, phải hiểu rằng mình là người Việt Nam, yêu âm nhạc Việt Nam. Lúc các em học, các em từ từ thấm được các giai điệu âm nhạc của Việt Nam và các em yêu nước thơng qua những giai điệu âm nhạc dân tộc đó.", Ths. Nghệ sĩ Hải Phượng tâm sự.

Khi tiếng đàn Tranh ngân lên, trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam, hình ảnh đất nước thanh bình, yên ả lại ùa về. Chẳng thế mà, những người Việt xa quê luôn đau đáu một nỗi niềm với âm nhạc truyền thống. Không chỉ nghe hay xem biểu diễn, nhiều người Việt xa xứ cịn ln tìm cách đưa âm nhạc dân tộc ra thế giới mà vẫn giữ được bản sắc Việt.

Một trong số đó là anh Hồng Việt Hải, một bác sĩ Y học cổ truyền ở Seattle, Mỹ, rất yêu đàn Tranh. Hơn 10 năm qua, ngồi cơng việc khám chữa bệnh hằng ngày, anh Hải xem đàn Tranh là bạn đồng hành, san sẻ những niềm vui và thực hiện hồi bão gìn giữ âm nhạc truyền thống Việt Nam trên đất khách.

Anh Hồng Việt Hải đã thành lập câu lạc bộ đàn Tranh Hướng Việt với gần 100 thành viên: "Tôi luôn cố gắng truyền tải để các em lớn lên ở hải ngoại có thể biết được ít nhiều về văn hóa của Việt Nam. Nhằm giúp các em có được niềm tự hào hãnh diện về nguồn gốc của dân tộc mình."

Trên thực tế, để giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật đàn Tranh nói riêng và âm nhạc dân tộc nói chung là điều khơng dễ dàng, nhất là với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Bởi ngày nay, trong nhịp sống hối hả, các loại hình văn hóa, giải trí ngày càng đa dạng, phát triển nhanh, cơng chúng dễ dàng tiếp cận. Trong khi đó, âm nhạc dân tộc địi hỏi người thưởng thức phải có thời gian và trong không gian biểu diễn nhất định.

Nghệ sĩ Vân Ánh, người từng biểu diễn tại Trung tâm hoà nhạc nổi tiếng nhất thế giới tại New York, Mỹ và tham gia biểu diễn đàn Tranh tại nhiều nơi trên

56

thế giới chia sẻ: "Đối với nghệ sĩ nhạc dân tộc, việc đem nhạc dân tộc ra biểu diễn đáng lẽ ra rất là dễ dàng, bởi đây là cái gốc của tâm hồn người Việt. Nhưng trên thực tế là một điều hết sức khó khăn. Bởi ngơn ngữ của âm nhạc dân tộc tương đối là khó, nó địi hỏi 1 sự kiên nhẫn, địi hỏi những người yêu âm nhạc phải có nột sự đầu tư nhất định để làm sao hiểu được và giải mã nó."

Vì vậy, để giữ gìn và phát triển âm nhạc dân tộc, trong đó có nghệ thuật đàn Tranh, GS.TS. Trần Văn Khê mong muốn bộ môn nghệ thuật đàn Tranh được đưa vào trường học, phổ biến sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng. Có như thế, mỗi người Việt Nam sẽ hiểu hơn, yêu hơn, trân trọng hơn một trong những giá trị của âm nhạc dân tộc. Từ đó, mỗi người đều có thể góp phần duy trì và phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống

Tiếu kết chương 2:

Trong đời sống tinh thần người Việt thì âm nhạc truyền thống bắt nguồn từ mang đậm yếu tố bản địa. Đó cũng là nền văn hóa của mỗi dân tộc. Âm nhạc Việt Nam là âm nhạc mang bản sắc của một dân tộc đã trường tồn qua hàng ngàn năm, và được phát triển từ thời kỳ văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Đại Việt cho đến nay. Vậy tại sao người Việt yêu đàn Tranh đến thế? Đơn giản nhất là thông qua tiếng đàn, đàn Tranh thể hiện được hết những cảm xúc của người Việt: khi vui là những giai điệu nhanh, nhịp nhàng, người nghe cũng vui vẻ mà tự động lắc lư người theo. Khi buồn là những bài oán đi thấu vào tâm can, khiến họ tự cảm thấy đau đớn, xúc động. Đàn Tranh ảnh hưởng tới tinh thần của con người đến vậy, cũng bởi người Việt đã biết cách cải biên, sáng tạo nó dựa trên văn hóa xã hội của Việt Nam. Chính những chất liệu chủ đạo đó đã thổi hồn tinh thần người Việt vào đàn Tranh trong cách thức biểu diễn, hình thức của đàn… Đàn Tranh với sự sáng tạo tuyệt vời của người Việt trong quá trình phát triển cùng với thời gian chứa đựng những giá trị, ý nghĩa văn hóa và phục vụ cho đời sống sinh hoạt tinh thần của con người Việt Nam.

57

KẾT LUẬN

Đàn Tranh là một loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam có từ thời xa xưa. Từ những nghiên cứu trên, chúng em thấy rằng đàn Tranh là một loại nhạc cụ đỉnh cao của người Việt, nó khơng chỉ đa năng từ diễn tấu mà cịn dễ đi vào lòng người nhớ tiếng đàn trong trẻo. Nghe tiếng đàn Tranh qua từng làn điệu, người nghe sẽ có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tiếng đàn Tranh qua làn điệu Chèo khiến người ta cảm thấy tràn ngập tình yêu tha thiết của con người, thể hiện một tinh thần mong muốn trao đi và nhận lại tình cảm, cách sống chan hịa đầy t3ình thương của người miền Bắc. Tiếng đàn Tranh qua những bài ca Huế giúp người nghe mường tượng về một thời huy hoàng của cung đinh Huế, một cuộc sống chầm chậm mà thư thả của người Huế xưa. Cuối cùng là cải lương, những tiếng đàn da diết, đau đớn xé lịng, tiếng đàn thay cho tiếng ốn, khiên người nghe cảm nhận được những bi ai, tinh thần bị bóp nghẹt của con người phải sống trong thời đại đó. Từ đó suy ra, với sự kết hợp của từng làn điệu của các vùng miền, đàn Tranh đã khắc họa được đời sống của con người Việt Nam từ xa xưa thơng qua tiếng đàn của nó. Tuy khơng có xuất xứ từ Việt Nam, nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận cơng cuộc Việt hóa đàn Tranh của người Việt thật xuất sắc, nó đã đem lại tính chất âm nhạc riêng, phù hợp với văn hóa truyền thống của đất nước ta.

58

Với việc tập chung nghiên cứu về giá trị tinh thần của đàn Tranh đối với văn hóa Việt Nam, chúng ta có thể thấy, đàn Tranh đã dễ dàng được hội nhập và đi vào đời sống tinh thần của người dân nước ta. Bắt đầu với việc chinh phục vua nhà Trần, trở thành một trong những cây đàn quý tộc cung đình, rồi dần dà lại thu hút được sự chú ý của quần chúng nhân dân thông qua những làn điệu gần gũi với cuộc sống của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khánh Chung “Giảng dạy tác phẩm viết cho đàn tranh tại trường

Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ

2. Phạm Trà My năm (2005) “Biên soạn giáo trình và giảng dạy đàn Tranh bậc

Trung học dài hạn tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ

3. Mai Thị Lai năm (2008) “Khai thác kỹ năng diễn tấu tác phẩm mới cho đàn

Tranh và ứng dụng trong giảng dạy tại Học viện Âm Nhạc Quốc gia Việt Nam”,

Luận văn Thạc sĩ

4. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/am-nhac-dan-toc-voi-cuoc-song- con-nguoi-hom-nay-153281.html

5. https://nhaccutienmanh.vn/net-doc-dao-dan-tranh-viet-nam/

6. https://nhaccutienmanh.vn/tim-hieu-dan-tranh-trung-quoc-guzheng-la-gi/

7. Bách khoa toàn thư Wikipedia:

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0n_tranh 8. http://dsvh.gov.vn/ca-hue-1180 9. https://nhandan.com.vn/dong-chay/nhung-nguoi-giu-hon-ca-hue-441242/ 10. https://hueasean.thuathienhue.gov.vn/?gd=3&cn=103&tc=91 11. https://thoibaonganhang.vn/nhac-su-thien-ha-de-nhat-dan-tranh-21672.html 12. https://dotchuoinon.com/2015/06/10/nhac-cu-co-truyen-vn-dan-tranh/amp/ 59

13. http://m.cand.com.vn/van-hoa/Suc-song-cua-cheo-co-173655/ 14. http://tatham.vn/am-nhac-cai-hon-cua-hat-cheo-a75.html 15. https://adammuzic.vn/dan-tranh-cay-dan-hoa-lai-hon-que-huong/ 16. https://www.google.com.vn/amp/s/travelmag.vn/dan-tranh-viet-nam-thanh- am-trong-treo-cua-am-nhac-dan-toc-d17259.amp 17. http://viethocjournal.com/2019/05/so-luoc-ve-hat-cai-luong/ PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w