Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Trung

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2 : ĐÀN TRANH SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

2.2. Nghệ thuật đàn Tranh và đời sống tinh thần ba miền Việt Nam

2.2.3. Đàn Tranh và văn hóa đời sống tinh thần của người miền Trung

Trung Bộ, hay miền Trung, là một trong ba vùng của Việt Nam, cùng với Bắc Bộ và Nam Bộ. Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai vùng còn lại. Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Bộ. Ngoài hai xứ

35

Thanh–Nghệ, Trung Bộ chứng kiến quá trình Nam tiến của người Việt diễn ra trên lãnh thổ từng thuộc Chăm Pa. Các xung đột quân sự và ranh giới chia cắt Việt Nam trong một số thời kỳ lịch sử như Trịnh – Nguyễn phân tranh và Chiến tranh Việt Nam cũng nằm trên Trung Bộ.

Sơ qua về kinh tế miền Trung, với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD.

Từ xa xưa, miền Trung đã là vùng đất của cố đô, nơi địa linh nhân kiệt. Tuy vậy, vùng đất nằm trung gian này phần nào đã chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sơng ngịi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nơng nghiệp, ngư nghiệp, thủ cơng, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Điển hình là các ngày lễ cúng đình của làng nghề nơng nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi ven biển. Khí hậu quanh năm trong vùng khơng được thuận lợi và tính chất văn hố vùng miền chịu sự chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt này. Tuy văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng khác, nhưng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải, lại có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng miền trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trưng lại vừa tương đồng với nền văn hố chính thể. Cũng chính vì vậy, những làn điệu Dân ca Trung Bộ không mang những điệu thức giản đơn như các thể loại dân ca khác, có lẽ bởi phải trải qua những gian khổ chất chồng, mưa nắng khắc nghiệt đã tạo nên nét thăng trầm trong suy tư và tâm hồn con người miền Trung. Cũng chính vì điều đó, những điệu hát trầm buồn, mênh mơng, man mác cũng là những âm bậc đặc trưng chỉ có ở miền Trung mà khơng xuất hiện trong dân ca miền Bắc hay miền Nam.

36

Dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh địa lý và các điều kiện khách quan khác đã có một nền văn hóa đa dạng, trong đó bộ mơn Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau.

Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thốt, được thǎng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trǎng kia... Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát đào, làm từ dịng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc, thanh cao.

Ca Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ca Huế có một sắc thái riêng biệt, một tính chất đặc thù rất đáng trân trọng, gìn giữ.

Ca Huế - nét đặc sắc rất riêng của Huế: Ca Huế được phát sinh vào khoảng thế kỷ thứ XVII, trở thành thú chơi tao nhã của các hoàng thân quốc thích, gia đình danh gia vọng tộc trong suốt thời gian dài khi Huế là thủ phủ xứ Đàng Trong, sau đó là kinh đơ của cả nước dưới triều Nguyễn, đạt đến đỉnh cao từ thời Minh Mạng (1820-1840) đến thời Tự Đức (1848-1883).

Ca Huế phát sinh từ trong cung đình, sau đó mới lan tỏa ra dân gian, hịa quyện với dòng âm nhạc dân gian Huế đang khởi sắc, tạo nên bản sắc mang tính địa phương rõ nét.

Ca Huế có một hệ thống bài bản vơ cùng đa dạng và phong phú bao gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc là những lời ca mang âm điệu vui tươi, trang trọng còn điệu Nam lại là mang những âm điệu chứa cảm xúc buồn, ai oán, nỉ non.

Cùng với ca trù miền Bắc, đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phịng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, đứng thứ hai về bề dày lịch sử, và là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình.

37

Khi nhắc đến dân ca Huế, người ta sẽ nhắc đến những điệu hị mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế hay những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hồi xn, lý tình tang.

Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn nổi tiếng với dịng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng của Huế như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc.

Ca Huế có giá trị cao về nghệ thuật, về giáo dục như tư tưởng thẩm mỹ, tình cảm cũng như nhân cách của con người. Là một loại âm nhạc mang tính bác học, Ca Huế từng đóng vai trị quốc nhạc và được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam.

Ngày nay, việc kết hợp các yếu tố trong âm nhạc dân tộc cổ truyền cùng với các yếu tố nhạc cụ dân tộc đang là xu hướng được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc độc đáo. Điều này cũng thúc đẩy việc xóa mờ ranh giới giữa các nền âm nhạc trên khắp thế giới.

Không chỉ dừng lại ở việc kết hợp các ca khúc với nhau, mà ngày nay các ngôn ngữ, nhạc cụ cũng được đan xen với nhau trong cùng một ca khúc. Và một trong những nhạc cụ cổ truyền dễ mang lại sự ấn tượng sâu sắc cho người nghe khi được kết hợp cùng âm nhạc hiện đại là đàn Tranh, hay còn gọi với cái tên đàn Thập Lục.

Đại bộ phận nhạc khí dùng trong ca nhạc Huế là nhạc cụ dây, mà nổi hơn hết là đàn Tranh. Ca Huế ln ln phải có ca. Người biểu diễn vừa ngồi ca vừa gõ hai miếng gỗ (gọi là cái sanh) vào nhau. Bài bản trong ca Huế được chia theo hai hệ thống thang âm điệu thức; một là điệu Bắc (dạo khách) dùng cho những bản vui tươi, có khi trang nghiêm và một loại là điệu Nam có âm điệu buồn man mác. Nhưng khác với các loại ca nhạc miền Bắc mà phần lớn bắt đầu từ ca khúc khơng có nhạc khí đệm, ở ca Huế hai yếu tố thanh nhạc và khí nhạc phát triển đồng đều.

Ngày xưa, đàn Tranh ít được phổ biến, chỉ hòa đàn trong dàn nhạc ngũ tuyệt, đàn tài tử miền Nam, hay là độc tấu, hoặc đệm cho một người hát. Ngày nay, với những kích thước lớn nhỏ khác nhau, với số dây từ 16 lên tới 21 dây hay

38

nhiều hơn nữa, với những thủ pháp tân kỳ, đàn Tranh có thể độc tấu, hịa tấu, đệm cho hát, cho ngâm thơ và luôn cả trong nhạc điện thanh.

Mỗi bài ca Huế khi kết hợp với âm thanh của đàn Tranh, do các dây được căng rất chắc, đồng thời dây đàn được tạo ra với độ dày rất nhỏ dù là dây dày nhất nên âm thanh của đàn Tranh rất mảnh mai và trong sáng. Ở những nốt cao nhất mà đàn Tranh có thể tạo ra, âm thanh nghe vô cùng réo rắt như tiếng nước chảy và bay bổng như lạc vào chốn thần tiên. Một chiếc đàn dù bóng bẩy bắt mắt đến mấy mà khơng thể làm vang ngân những âm thanh đẹp thì khơng giá trị. Cây đàn phải tạo được âm thanh ngân vang, chở đi cái hồn cái cốt, những nét đẹp văn hóa của một dân tộc thì càng phải có âm thanh chân thực, sống động.

Đàn Tranh với số dây là 16, số nhạn là 32 và rất nhiều kỹ thuật chơi đàn đã biến đàn Tranh trở thành cây đàn có sức ảnh hưởng rất lớn trong dòng chảy âm nhạc. Từ các buổi đờn ca tài tử dân dã đến các buổi nhạc lễ long trọng. Đàn Tranh đều có một vị thế riêng khơng lẫn được với loại đàn nào từ âm thanh đến dáng hình đầy hồi niệm của nó.

Làn điệu dân ca cổ truyền cùng các loại hình sân khấu từ lâu trở thành những món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền. Sự liên kết giữa ca Huế với đàn Tranh cũng vậy, đang khơng ngừng phát triển để góp phần làm phong phú nền âm nhạc Việt Nam.Dù là thanh cao, tao nhã hay gần gũi bình dị, tiếng đàn Tranh vang lên cạnh ca Huế gần như đã trở thành một phần tất yếu. Tiếng hò tiếng hát trong trẻo cùng với tiếng đàn lúc trầm lúc bổng tạo thành thứ âm thanh mà chỉ cần nghe qua thôi cũng đủ chạm đến tận sâu trong tâm tưởng.

Trải qua nhều thăng trầm của lịch sử cây đàn Tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc đến ngày nay. Với tư cách là một nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa nghệ thuật riêng và độc đáo của Việt Nam, cây đàn Tranh đến với những bản ca Huế đã có sự gắn bó khăng khít, mật thiết trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Ca Huế gắn liền với người Huế bằng sự nhẹ nhàng, thư thả, khi diễn tấu bằng đàn Tranh, nó tốt lên được đời sống của người dân ở Huế. Thật đúng vậy, người Huế thích sự chẫm rãi, bình tĩnh, họ sống thư thả,

39

không vội vã. Tuy từng là kinh đô Huế hoa lệ nhưng con người nơi đây vẫn thích từ từ mà sống. Yên tĩnh. Chậm rãi. Không vồn vã, chẳng bon chen. Một vài thuộc tính làm nên Huế, dựng nên tính cách con người cho vùng đất này: Người Huế kỹ tính, tỉ mỉ, chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì. Cái chậm của Huế khơng chỉ là tính cách, cách sống mà nó cịn tượng trưng cho cái thong dong, tự tại.

Hiện nay, sự kết hợp giữa đàn Tranh vào dịng chảy ca Huế đã xóa nhịa ranh giới âm nhạc của các nền văn hóa đồng thời nâng niu nhau cho ra đời những sản phẩm âm nhạc đột phá. Đã có rất nhiều sản phẩm mà đàn Tranh đệm cho bài ca Huế như một tuyệt phẩm. Ví dụ đển hình như:

– Cổ bản (bài xưa)

– Lộng điệp (bướm vờn trước gió) – Phú lục

– Mười bản Tàu (Phẩm tuyết, Ngun tiêu, Hồ quảng, Liên hồn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã)

– Nam ai

– Nam bình: Tiết tấu, âm điệu đều đều, buồn man mác, nhẹ nhàng. – Quả phụ: Điệu ca thể hiện nổi sầu đời, cô đơn của người quả phụ. – Tương tư: Gợi lên sự nhớ thương da diết của hồn người trong cuộc tình yêu.

– Nam xuân: Mùa xuân ở phương Nam, giai điệu lửng lơ, thương cảm một cách thuần khiết.

– Long ngâm: Chất nhạc trang trọng, thương cảm.

– Tứ đại cảnh: Chất nhạc sang trọng, đượm buồn, những tâm sự vừa thở than, vừa thầm trách.

Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là nhạc đệm của đàn Tranh đã tạo nên mọt sắc thái riêng biệt, một tính chất đặc thù, phong cách đặc trưng cho Ca Huế rất đáng trân trọng, gìn giữ.

40

Một phần của tài liệu ĐÀN TRANH TRONG CUỘC SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w